Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

PHÚC ÂM: Mc 4, 21-25 "Đèn đốt lên là để đặt trên giá đèn.

Filled under:



PHÚC ÂM: Mc 4, 21-25

"Đèn đốt lên là để đặt trên giá đèn. Các ngươi đong đấu nào, thì người ta sẽ đong đấu ấy cho các ngươi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn sao? Vì chẳng có gì giấu kín mà chẳng tố lộ ra và chẳng có gì kín đáo mà không bị đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe". Và Người bảo họ rằng: "Hãy coi chừng điều các ngươi nghe thấy. Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đong lại cho các ngươi bằng đấu ấy, và người ta còn thêm nữa. Vì ai có, sẽ được cho thêm; và ai không có, cả cái đang có cũng bị lấy mất". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
“Chẳng lẽ đem đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao?” (Mc 4,21)
  Khi nghe Chúa Giê-su nói “Các con là ánh sáng thế gian,”các ki-tô hữu tưởng rằng mình đã nắm gọn chân lý trong tay và tự đặt mình “trên đế cao” mà quên rằng mình mới chỉ là cái đèn chưa có ánh sáng. Phải toả sáng bằng ánh sáng Chúa Kitô thì sự hiện diện của ngọn đèn trên đế cao mới có ý nghĩa.
  Dù là đèn dầu hay đèn điện… cũng phải tiếp xúc với nguồn năng lượng mới có thể toả sáng. Ngọn đèn kitô hữu toả sáng bằng ánh sáng Chúa Ki-tô bằng cách sống những giá trị Tin Mừng một cách dạn dĩ, không mặc cảm, không sợ sệt. Cũng như năng lượng phải được đốt cháy, người ki-tô hữu phải dám chấp nhận hy sinh, thập giá, theo gương Thầy Giê-su thì mới toả sáng được.
  Xã hội ngày nay đang cần phát huy những giá trị Tin Mừng: khiết tịnh, khó nghèo, công bằng, tôn trọng sự thật, tôn trọng sự sống. Bạn cần chấp nhận những thập giá nào để những giá trị đó được toả sáng?
   CẦU NGUYỆN:
 Xin Chúa thắp sáng lên trong trái tim con tình yêu của Chúa.(TL.net)





Posted By Phượng Nguyễn21:24

PHÚC ÂM: Mc 4, 1-20 "Người gieo hạt đi gieo hạt giống".

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy ở bờ biển và có đám đông dân chúng tụ lại gần Người, nên Người xuống ngồi trong một chiếc thuyền trên mặt biển, tất cả đám đông thì ở trên đất theo dọc bờ biển. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều, và khi giảng, Người nói với họ rằng: "Các ngươi hãy nghe! Này người gieo hạt đi gieo hạt giống. Khi gieo, một phần hạt rơi xuống vệ đường và chim trời đến ăn hết. Phần khác rơi trên đất sỏi, nơi không có nhiều đất. Hạt giống đã mọc lên ngay, vì lớp đất không sâu. Nhưng khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và vì không rễ, nên bị chết khô. Một phần khác rơi vào bụi gai, và gai mọc lên làm hạt giống chết và không sinh hoa trái được. Phần hạt khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt thì sinh được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm". Và Người phán rằng: "Ai có tai để nghe thì hãy nghe".

Khi Người còn lại một mình, thì mười hai ông là những kẻ luôn ở với Người, hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn, Người liền bảo các ông: "Các con được ơn biết mầu nhiệm về nước Thiên Chúa, còn những kẻ khác ở ngoài thì mọi sự được giảng dạy bằng dụ ngôn, vì chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, kẻo chúng trở lại mà được tha tội".

Người nói với các ông: "Các con không hiểu dụ ngôn đó sao? Vậy thì hiểu sao được tất cả những dụ ngôn khác? Người gieo hạt là gieo lời Chúa. Vệ đường mà lời Chúa được gieo vào, là những kẻ vừa nghe xong, thì Satan đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ. Và cũng thế, những hạt giống rơi trên đất sỏi là những kẻ khi nghe lời Chúa thì đón nhận vui vẻ, nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là những người hay thay đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ vì lời Chúa, thì họ sa ngã liền. Lại có những hạt giống rơi trong bụi gai. Đây là những kẻ nghe lời Chúa, nhưng những lo lắng trần tục, sự quyến rũ của giàu sang và những đam mê khác xâm chiếm họ, bóp nghẹt lời Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được. Còn những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi, hạt ba mươi, hạt sáu mươi, và hạt một trăm". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều… Rồi Người nói: “Ai có tai nghe thì nghe.” (Mc 4,2.9)

Không có nhiều dụ ngôn vừa được Chúa kể, vừa được Ngài giải thích như dụ ngôn người gieo giống này. Câu chuyện cùng với lời giải thích giúp ta hiểu rõ sứ điệp kép của Chúa Giê-su: một mặt Thiên Chúa quảng đại gieo Lời của Ngài trên mọi mảnh đất tâm hồn, mặt khác Lời của Ngài sinh hoa kết quả tuỳ theo thái độ sẵn sàng đón nhận của người nghe. Câu nói “Ai có tai nghe thì nghe” cho thấy không phải mọi hạt giống Lời Chúa đều được đón nhận và sinh kết quả. Cũng không có ý nói ai muốn hiểu sao thì hiểu. “Ai có tai nghe thì nghe”: Chúa Giê-su cho thấy người ta hoàn toàn tự do trong sự lựa chọn thái độ đón nhận Lời Chúa cho mình. Lời Chúa vẫn được gieo bằng nhiều cách và luôn mời gọi đón nhận… phần còn lại là thái độ đón nhận của mỗi người chúng ta, để cho tâm hồn mình là mảnh đất màu mỡ hay mảnh đất khô cằn.
Thánh Âu-tinh nói: “Thiên Chúa sinh ra bạn không cần bạn, nhưng Ngài không thể cứu rỗi bạn nếu bạn không muốn cộng tác với Ngài.” Lời Chúa hôm nay mời gọi bạn sẵn sàng lắng nghe và để Lời Chúa biến đổi tâm hồn mình trở nên mảnh đất tốt.
 Tôi làm gì để Lời Chúa thấm nhuần và biến đổi tâm hồn tôi?
  Chuẩn bị tâm hồn xứng hợp trước khi nghe Lời Chúa: giữ thinh lặng – hồi tâm – hướng về Chúa và thưa: “Lạy Chúa xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.”
 CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho chúng con ơn Thánh Thần, để tâm hồn chúng con được biến đổi khi nghe Lời Chúa và để chúng con đem Lời ra thực hành trong cuộc sống thường ngày.(TL. net)


Posted By Phượng Nguyễn21:15

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

PHONG TRÀO CURSILLO GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG MỪNG BỔN MẠNG LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI

Filled under:



 Gíao xứ Lái Thiêu  vào lúc 9g,ngày 23-1-2015

Phong trào Cursillo Gíao phận Phú Cường mừng lễ Bổn mạng- lễ kính Thánh Phaolô trở lại trong không khí hân hoan, Cha Giuse Trần Tấn Lực- Linh hướng, và 70  Cursillsitas trong giáo phận về tham dự. Đặc biệt có anh Đaminh Trần Quang Long, và Antôn Lê Minh, đại diện văn phòng điều hành Liên giáo phận cùng hiện diện. Phong trào Cursillo với một sách lược riêng để cung ứng, trắc nghiệm, tổ chức Trường Lãnh đạo, sinh hoạt  họp nhóm cho phong trào ngày càng phát triển. Hôm nay 23-1-2015, anh chị em đã có mặt  tại Gíao xứ Lái Thiêu trong bộ trang phục đẹp nhất, với niềm vui được gặp gỡ.
Trong khung cảnh trang nghiêm và ấm cúng mừng kính thánh bổn mạng Phaolô, phong trào hướng về Khóa Lãnh đạo cấp 1, sẽ được Văn phòng Điều hành Cursillo Phú Cường tổ chức vào ngày 7-9/7/2015 sắp tới, giúp các Cursillistas hiểu biết hơn về phong trào, duy trì hiệu quả sinh hoạt Trường lãnh đạo, vấn đề nhân sự cho Văn phòng điều hành, là một yêu cầu rất cần thiết được lưu tâm; nhằm mục đích đào tạo và khuyến khích người lãnh đạo phong trào Cursillo trong tương lai.

Chương trình sinh hoạt:

9g- hát sinh hoạt Cursillistas hành khúc.

9g5 Đọc kinh khai mạc: Lời nguyện của Cursillista

9g10 Anh Phanxicô.X Nguyễn văn Sức - Chủ tịch PT Cursillo Gíao phận Phú Cường tuyên bố lý do.

9g15 Cha Giuse Trần Tấn Lực với lời giáo huấn Thập giá nở hoa:

Thập giá khô- do hai thanh gỗ ghép lại là một hình cụ trừng phạt thời Chúa Giêsu: đóng đinh trên thập giá, bị đánh đòn roi trước mặt bao nhiêu người.
Chúng ta có những ai đã từng sống ngảy thứ 4 của mình khô như 2 thanh gỗ thập giá không? Đang khô hay đã từng khô? ( Đã có nhiều cánh tay giơ lên). Lửa ở trái tim Thầy chí Thánh với sức nóng lưu chảy như nhựa trong thân cây tràn đầy sức sống, lúc Thầy lâm chung, hấp hối, thập gía khô, kết hiệp với trái tim Thầy gần gủi để sưởi ấm.
Nhiều khi cơn cám dỗ ập tới,chúng ta muốn chấm dứt, muốn xa rời phong trào Cursillo; những lời hứa với Thầy trong lúc nhận Sứ vụ lênh ngày cuối khóa chúng ta đã quên, Thầy biết và thầy vẫn nhớ. Dù đôi mắt Thầy mệt mỏi nhưng vẫn nhìn đến các anh chị em từng ngày: trong hoàn cảnh nào chúng ta cố giữ lời hứa của mình? Và khi chúng ta đang khô, đôi vai của Thầy vẫn vác, trái tim vẫn mở với nỗi đau vô tận, để lắng nghe, dù đôi mắt Ngài nhắm nghiền trên Thập giá, đôi chân Thầy Chí Thánh- rong ruỗi hàng ngày trên đường phố Palestin- bị đóng đinh; nhưng đôi tay không bao giờ khép lại, ôm lấy anh chị em.  Khi ôm, trái tim gần với trái tim ủ ấm; khi nguội lạnh trong họp nhóm, đôi bàn tay nắm lấy Chúa và nắm lấy anh chị em mình thật trìu mến! Tôi mong được lắng nghe tâm tình chia sẻ của quý anh chị, để lời hứa của Thầy sẽ ở cùng chúng ta mỗi ngày cho đến tận thế. 
9g30 Múa minh họa Thập giá nở hoa
9g40 Công bố Ban Rollista Gíao Phận Phú Cường.
9g50 Ý kiến của Liên giáo phận về khóa Lãnh đạo cấp 1.
10g Giải lao, chụp hình lưu niệm.
10g30 Hát bài ca sinh hoạt. Tiếp xúc cá nhân.
11g Thánh lễ
Thánh Lễ đồng tế diễn ra thật sốt sắng do cha Antôn Hà văn Minh-Linh hướng phong trào Cursillo Việt Nam, và cha Giuse Trần Tấn Lực trong bầu không khí ấm cúng.
 Tất cả các anh chị em Chung lời cảm tạ Thiên Chúa toàn năng đã thương gìn giữ 391 anh chị em Cursillistas bình an trong năm qua, và một năm mới sống thánh đức. Qua phần hiệp lễ, cha An tôn trao Rollo cho các anh chị được chọn nói bài trong khóa Lãnh đạo cấp 1 sắp tới. Mọi người cùng hát bài " Nhân chứng tình yêu" của Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy: "Khi con nghe Chúa kêu mời, gọi con đi gieo niềm tin mới. Con nay như thấy ngỡ ngàng vì Chúa đã đoái thương chọn con.. ." trong tâm tình yêu mến.
Cursillo GP Phú Cường mừng Lễ Thánh Phao lô trở lại với ước nguyện các Cursillistas từ lâu vắng bóng nơi gia đình Cursillo được ơn trở lại, sống bền đỗ ngày thứ 4 của mình. Thánh lễ kết thúc vào lúc 12g, mọi người dùng cơm trưa thân mật và vui vẻ.
Trong năm 2014 vừa qua, Phú Cường có thêm 80 tân Cursillistas của 2 khóa 7&8. Có nhiều anh chị trong sinh hoạt Hội nhóm tại địa phương, yêu mến và mong muốn sinh hoạt Trường lãnh đạo, Phong trào mời gọi các anh chị tham gia Khóa Lãnh Đạo sắp tới.
Với sự liên kết của Văn phòng điều hành Liên Gíao Phận, chúng ta tin tưởng vào Ơn thánh Chúa, khóa Lãnh đạo cấp 1 lần thứ 4 diễn ra vào tháng 7 /2015 sẽ đạt kết quả tốt, cho Phong trào Cursillo Gíao phận Phú Cường có thêm nhiều Curillistas dấn thân phục vụ, và nhận Phong trào làm công tác Tông đồ chính trong ngày thứ 4 của mình.
Cha Giuse Trần Tấn Lực với bài nói:" Thập giá nở hoa"



































Bài đọc 1: Cv 9, 1-22  "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì"
Bài Phúc Âm Maccô 16, 15-18 " Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp
 thế gian"

Phần dâng lễ











Phần Rước lễ

Các anh chị Rollistas hát bài" Nhân chứng tình yêu"
Phần trao Rollo












Xin cầu chúc cho Phong trào Cursillo Phú Cường phát triển mạnh, các Cursillistas là men, muối nơi môi trường sống của mình, hầu cho danh Cha được cả sáng

Posted By Phượng Nguyễn22:19

PHÚC ÂM: Mc 3, 31-35 "Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta".

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, mẹ Chúa Giêsu và anh em Người đến và đứng ở ngoài, sai người vào mời Chúa ra. Bấy giờ có đám đông ngồi chung quanh Người và họ trình Người rằng: "Kìa mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy". Người trả lời rằng: "Ai là mẹ Ta? Ai là anh em Ta?" Rồi đưa mắt nhìn những người ngồi vòng quanh, Người nói: "Đây là mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mc 3,34-35)
 Động cơ thúc đẩy Mẹ và anh em đến tìm Ngài là: có dư luận dân chúng cho rằng Ngài bị ‘điên’ (c. 21b), nên họ tìm đến để lôi kéo Ngài từ bỏ sứ vụ rao giảng Lời Thiên Chúa. Tuy nhiên, chẳng những không từ bỏ, Chúa Giê-su còn tận dụng cơ hội này để loan báo một sự thật khác trong Nước Thiên Chúa, dù ‘nói thật mất lòng’, một sự thật ‘khó nghe’, ‘chướng tai gai mắt’, ngay cả cho thân nhân của Ngài. Ngài muốn nhấn mạnh mối liên hệ đích thực với Ngài không hệ tại ở huyết thống, mà là ở việc thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Đó chính là tiêu chí xác định mối tương quan giữa Chúa Giê-su với chúng ta: tôi đích thực là thân nhân của Chúa Giê-su hay tôi đang từ chối, hoặc chỉ liên hệ với Ngài bề ngoài thôi?
 Là một Ki-tô hữu, mối tương quan hiện nay giữa bạn và (gia đình bạn) với Chúa Giê-su là gì? Bạn đang từ chối hay đón nhận Ngài? Bạn chỉ liên hệ với Ngài bề ngoài hữu danh vô thực… hay liên hệ đích thực bằng việc thực hành, sống Lời Chúa, làm theo ý muốn của Chúa…?
 Từ chối Đức Kitô, tức là đồng ý rằng Ngài bị ‘điên’; ngược lại, đón nhận Đức Kitô, tức là chấp nhận bạn bị ‘điên’ vì Ngài. Mời bạn lựa chọn!
  Trong Năm Tân Phúc hoá này, quyết tâm đọc, suy niệm và thực hành đoạn Lời Chúa này bằng việc quyết định gắn bó với Đức Ki-tô mỗi ngày, vì “không biết Kinh Thánh là không biết Đức Ki-tô” (T. Giêrônimô).
 CẦU NGUYỆN:
Xin cho con biết lắng nghe  và thực hành lời Chúa dạy (TL.net)


Posted By Phượng Nguyễn17:10

PHÚC ÂM: Mc 3, 22-30 "Satan phải diệt vong".

Filled under:

 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, những luật sĩ từ Giêrusalem xuống nói rằng: "Ông ấy bị quỷ Belgiêbút ám", và nói thêm rằng: "Chính nhờ tướng quỷ mà ông ấy trừ quỷ". Khi đã gọi họ lại, Chúa Giêsu phán bằng dụ ngôn rằng: "Satan lại trừ Satan làm sao được? Nếu một nước mà tự chia rẽ nhau, thì nước đó tồn tại làm sao được? Vậy nếu Satan dấy lên chống đối với chính mình và tự phân tán, thì nó không thể đứng vững được mà phải diệt vong. Chẳng ai có thể vào nhà một người khoẻ mạnh và cướp của y, nếu không trói được y trước đã, rồi sau mới cướp phá nhà y. Quả thật, Ta bảo các ông hay, mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào nói phạm đến Chúa Thánh Thần, sẽ muôn đời không bao giờ được tha: nó mắc tội muôn đời". Đó là vì họ nói "Người bị thần ô uế ám". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
 Nếu một nước mà tự chia rẽ nhau, thì nước đó tồn tại làm sao  được
 Đối với Chúa Giê-su, công việc truyền giáo không phải là việc riêng lẻ của cá nhân, mà là việc của toàn thể Giáo Hội, của cộng đoàn. Vì thế, Chúa chọn bảy mươi hai môn đệ, sai họ đi từng hai người một. Chọn bảy mươi hai môn đệ để những người truyền giáo không phải là những cá nhân rời rạc, nhưng là một cộng đoàn cùng chung một sứ mạng; sai đi từng hai người một để giúp đỡ lẫn nhau trên con đường truyền giáo; không cần chuẩn bị thức ăn riêng, nhưng cứ dự phần với cộng đoàn. Người Pha-ri-sêu mỗi khi đi đường, họ thường chuẩn bị thức ăn riêng cho mình, vì họ sợ những thức ăn khác không “thanh sạch”, không phù hợp với luật Do Thái, hoặc mang theo tiền để có thể tìm kiếm thức ăn thanh sạch. Người truyền giáo không như thế, họ được mời gọi chia sẻ với cộng đoàn mình được sai đến, “cứ ăn những gì người ta dọn cho,” cứ ngồi chung bàn với cộng đoàn và không sống tách biệt. Điều duy nhất nhà truyền giáo phải mang theo là bình an; và sự bình an cũng là điều trước tiên mà Chúa Giê-su muốn các môn đệ đem đến cho thế giới.
  Trong năm Tân Phúc Âm hóa giáo xứ, bạn quyết định tham gia vào một sinh hoạt hay một hội đoàn nào trong giáo xứ của bạn để nâng đỡ nhau sống đức tin, sống cộng đoàn và sống sứ mạng truyền giáo? Chúa đang kêu mời bạn đấy!
  Tham gia hội đoàn hoặc công tác tông đồ trong giáo xứ với hết khả năng mình, còn thành tựu hay không là do ý Chúa. Người nào cố tình chia rẽ cộng đoàn là làm tay sai cho ma quỷ
 CẦU NGUYỆN:
 Lạy Chúa, xin cho con biết cộng tác với mọi người trong giáo xứ của con, để sống ơn gọi Ki-tô hữu. (TL. net)

Posted By Phượng Nguyễn17:02

PHÚC ÂM: Mc 1, 14-20 "Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm".

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm". Đang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người". Lập tức các ông bỏ lưới theo Người. Đi xa hơn một chút nữa, Người thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
Lời Chúa hôm nay đề cao thái độ tôn sư của các môn đệ đầu tiên đối với Chúa Giê-su. Nước Thiên Chúa mà Đức Giê-su rao giảng không phải là một lý thuyết đạo đức nhưng là ơn cứu độ của Thiên Chúa ban nơi Đức Giê-su Ki-tô. Bởi thế muốn am hiểu và đón nhận Hồng Ân Nước Thiên Chúa thì phải hoán cải tâm hồn, đi theo Thầy Giê-su sống cuộc sống thân mật gắn bó với Ngài, noi gương các môn đệ tiên khởi này.
 Cơn lốc của nền kinh tế thị truờng hiện nay làm cho xã hội mất đi những chuẩn mực đạo đức; và thậm chí các nhà mô phạm đạo đức cũng bị tác hại để đánh mất phẩm cách cao quí của mình. Người Ki-tô hữu luôn tin tưởng mến yêu theo chân Thầy Giê-su để luôn kiên vững trong cuộc sống đầy thử thách cam go giữa đời.
  Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm cá nhân về ơn hoán cải tâm hồn qua sự gặp gỡ thân mật với Chúa Giê-su.
 Trong việc dạy và học giáo lý, chúng ta sẽ cố gắng phát huy lòng hiểu biết và yêu mến Chúa Giê-su. Nếu chỉ học thuộc lòng các câu hỏi-thưa mà không có lòng yêu mến Chúa Giê-su, thì còn thiếu sót nhiều lắm !
 CẦU NGUYỆN: 
Lạy Chúa, Chúa là con đường là sự thật và là sự sống. Xin cho chúng con luôn kết hiệp với Chúa để được sống mãi trong tình thân với Ngài.(TL.net)


Posted By Phượng Nguyễn16:44

PHÚC ÂM: Mc 3, 20-21 "Những thân nhân của Người nói: 'Người đã mất trí'".

Filled under:

 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà, và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được. Những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: "Người đã mất trí". Đó là lời Chúa.
 SUY NIỆM:
Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến, do đó Người và các môn đệ không sao ăn uống được. (Mc 3,20)
  Đức Giê-su  rao giảng cho dân, chữa lành bệnh nhân, xua đuổi thần ô uế (x. Mc 3,1-12); bận rộn với việc tuyển chọn các tông đồ để hỗ trợ Ngài trong sứ vụ (cc. 13-19); vẫn không hết bận rộn vì đám đông vẫn bám riết lấy Ngài khiến Ngài và các môn đệ thậm chí không có giờ để ăn uống! Có lẽ vì thế mà thân nhân Ngài cho rằng Ngài mất trí!
  Điều gì đã thôi thúc Chúa Giê-su tất bật như thế nếu không phải là vì Ngài “chạnh lòng thương” như các tác giả Tin Mừng vẫn thường ghi nhận? Chúa bận rộn, không phải để tìm kiếm tiền bạc, danh vọng hay quyền lực… hay điều gì cho Ngài; Ngài bận rộn chỉ vì yêu thương và để cứu độ cách riêng những người bé mọn khốn cùng. Trong sự bận rộn ấy của Chúa Giê-su, chúng ta thấy nguyên mẫu của điều mà ngày nay chúng ta gọi là đức ái mục tử. 
   Chúa Giêsu yêu thương chúng ta quá đỗi. Làm sao ta có thể ghẻ lạnh với Ngài? Chiêm ngắm Chúa, ta sẽ học với Chúa cung cách yêu thương và phục vụ, đến mức chấp nhận bị quấy rầy, bị xáo trộn trong đời sống riêng tư, chấp nhận quên mình, để biết vui vẻ đón nhận hy sinh và sẵn sàng phục vụ tha nhân.
 CẦU NGUYỆN:
 Lạy Chúa xin giúp con luôn sẵn sàng phục vụ anh chị em con.(TL.net)




Posted By Phượng Nguyễn16:33

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

PHÚC ÂM: Mc 3, 13-19 "Người gọi những kẻ Người muốn gọi để họ ở cùng Người".

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng Người. Người chọn mười hai vị để theo Người, và sai các ông đi giảng và ban cho các ông quyền trừ quỷ. Mười hai vị ấy là: Simon mà Người đặt tên là Phêrô, Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan là em Giacôbê, (cả hai được Người đặt tên là Boanerges, nghĩa là con của sấm sét), rồi đến Anrê, Philipphê, Bartôlômêô, Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Alphê, Tađêô, Simon nhiệt tâm, và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
Đức Giêsu gọi những kẻ Người muốn, để các ông ở với Người. (Mc 3,13)
Ơn gọi là một hồng ân, là sứ mạng Chúa gọi những ai Chúamuốn. Ơn gọi là một ân huệ vì đó là quà tặng của Thiên Chúa do ý định nhiệm mầu của Ngài chứ không phải do chúng ta có quyền đòi hỏi. Ơn gọi luôn gắn liền với sứ mạng: Chúa gọi các môn đệ đểsai họ đi rao giảng. Điều này dễ nhận ra vì sứ mạng rao giảng có thể thấy được qua những hoạt động bên ngoài. Nhưng cũng đừng quên rằng nhịp cầu nối liền ơn gọi với sứ mạng chính là ở lại với Đức Ki-tô bằng đời sống cầu nguyện kết hiệp. Được ơn Chúa kêu gọi thì phải đến ở với Chúa Giê-su thì mớiđược Ngài sai đi.
  Ý thức rằng qua bí tích Rửa Tội mọi người đều được kêu gọi và được sai đi, chứ không riêng gì những người được ơn gọi chuyên biệt trong Giáo Hội. Và không chỉ những tu sĩ chiêm niệm mà mọi Ki-tô hữu đều phải có đời sống cầu nguyện để nuôi dưỡng và thống nhất các hoạt động tông đồ của mình. Có những ơn gọi có vẻ như gãy đổ hay mất 'chất', ta sẽ không oán trách gièm pha, nhưng tìm cách giúp đỡ trong khả năng mình (nhất là bằng cầu nguyện) để người anh chị em ấy tìm lại được “tình yêu thuở ban đầu” (cf. Kh 2,4).
  Kinh nghiệm của bạn về mối tương tác chặt chẽ giữa cầu nguyện và hoạt động.
  Sống tâm tình tạ ơn vì mình đã được gọi, và tổ chức lại đời sống, nếu cần, để tạo đựơc sự hài hoà giữa cầu nguyện và hoạt động tông đồ.
 CẦU NGUYỆN:
 Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa vì ơn gọi Chúa dành cho con.Xin cho con ơn bền đỗ đến cùng.(TL.net)



Posted By Phượng Nguyễn11:20

PHÚC ÂM: Mc 3, 7-12 "Các thần ô uế vừa thấy Người

Filled under:

PHÚC ÂM:  Mc 3, 7-12
"Các thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: 'Ngài là Con Thiên Chúa', nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm. Vì đông dân chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn Người. Vì chưng, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật gì đều đến gần để động đến Người. Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: "Ngài là Con Thiên Chúa", nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
Người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. (Mc 3,8)
 Tin Mừng hôm nay thuật lại việc đám đông lũ lượt tìm đến Chúa Giê-su. Ngài không cho họ chữ ký kỷ niệm; trái lại, Ngài chữa lành họ không chỉ tật bệnh phần xác mà còn phục hồi cho họ điều cao quý nhất đó là phẩm giá của người con cái Chúa.
  Theo Chúa mà chỉ để tìm kiếm những lợi lộc vật chất sẽ dẫn đến những lệch lạc trong mối tương quan với Thiên Chúa, khiến niềm tin đích thực bị xói mòn và biến thành một thứ thờ ngẫu tượng như ngày xưa dân Ít-ra-en từ bỏ Thiên Chúa và đặt ra một thứ ngẫu tượng để thờ lạy. Khi dạy chúng ta cầu nguyện, Chúa Giê-su cũng nói chúng ta cầu xin cho các nhu cầu vật chất, nhưng trước tiên Chúa dạy chúng ta hãy xin cho “Nước Chúa trị đến”, rồi những sự khác Chúa cũng sẽ ban cho.
  Trong ngày lặp lại nhiều lần lời nguyện tắt: “Lạy Chúa, xin cho con theo Chúa mà thôi!”
 CẦU NGUYỆN:
 Lạy Chúa Giê-su, giữa bao điều lựa chọn, con xin chọn Chúa. Giữa bao hạnh phúc trong đời, con xin chọn tám mối phúc mà Chúa dạy;  con chỉ mong được vào hưởng vương quốc của Chúa mà thôi. Amen.(TL.net)

Posted By Phượng Nguyễn11:14

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

PHÚC ÂM: Mc 3, 1-6 "Trong ngày Sabbat được cứu sống hay là giết chết?"

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu lại vào hội đường và ở đó có một người khô bại một tay. Người ta để ý quan sát xem Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố cáo Người. Chúa bảo người có tay khô bại rằng: "Ngươi hãy đứng ra giữa đây". Rồi Người bảo họ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Được cứu sống hay là giết chết?" Nhưng họ thinh lặng. Bấy giờ Người thịnh nộ đưa mắt nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng: "Hãy giơ tay ra". Người đó giơ tay ra và tay anh ta được lành. Lập tức, những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê chống đối Người và tìm cách hại Người.  Đó là lời Chúa.
 SUY NIỆM:
Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn bực vì lòng họ chai đá. (Mc 3,5)
  Các kinh sư, luật sĩ, và nhóm Pha-ri-sêu đã nhiều lần xúc phạm đến cá nhân Chúa Giê-su, nhưng có vẻ như Ngài không quan tâm. Tuy nhiên, khi họ xúc phạm đến quyền tối thượng của Thiên Chúa và thiện ích của những kẻ bé mọn, thì Ngài thẳng thắn, mạnh mẽ lên án. Thánh sử Mác-cô không chỉ thuật lại những lời Chúa Giê-su quở trách họ, mà còn diễn tả cả nét mặt của Ngài: một bộ mặt giận dữ pha lẫn nỗi u buồn, thất vọng, vì họ cứ khư khư nại vào luật Mô-sê để từ chối việc bác ái lẽ ra cần phải được làm ngay. Một Thiên Chúa làm người “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” lắm khi phải bày tỏ sự giận dữ, buồn bực trước sự cứng lòng của con người, cho thấy Ngài đã phải chịu đựng họ như thế nào, cũng như cái giá mà sự tự do phải trả vì Thiên Chúa tôn trọng tự do ấy của con người.
  Có khi nào bạn nghĩ Chúa buồn bực bạn vì bạn cứng cỏi và ương ngạnh không? Việc nào khiến Ngài có thái độ như thế?

 Đức công bằng, bác ái không cho phép hễ thương ai thì đánh giá tốt còn không ưa ai thì trù dập cả những giá trị tích cực của người mình không ưa. Trái lại, bao giờ cũng phải biết trân trọng chân lý.
  Vui với người vui, khóc với người khóc. Có như thế, ta mới thực sự là con một Cha trên trời, Đấng cho “mưa trên người lành lẫn kẻ dữ."
CẦU NGUYỆN:
 Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã giận dữ, buồn bực khi thấy con người đối xử xấu với những kẻ bé mọn. Xin cho con sớm nhận thấy đâu là điều làm Chúa buồn bực với con, để sửa lại hầu làm vui lòng Chúa, nhất là trong tương quan với người khác. Amen.TL.net

Posted By Phượng Nguyễn12:50

PHÚC ÂM: Mc 2, 23-28 "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat".

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, môn đệ Người vừa đi vừa bứt lúa. Tức thì những người biệt phái thưa Người rằng: "Kìa Thầy xem. Tại sao ngày Sabbat người ta làm điều không được phép như vậy?" Người trả lời rằng: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy điều mà Đavít đã làm khi ngài và các cận vệ phải túng cực và bị đói ư? Người đã vào nhà Chúa thời thượng tế Abiata thế nào, và đã ăn bánh dâng trên bàn thờ mà chỉ mình thượng tế được ăn, và đã cho cả các cận vệ cùng ăn thế nào?" Và Người bảo họ rằng: "Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat; cho nên Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat".  Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
“Ngày sa-bát được tạo ra cho con người chứ không phải con người cho ngày sa-bát.” (Mc 2,27)
  Luật ngày sa-bát là một ngòi nổ thường trực tiếp làm bùng lên những cuộc đụng độ giữa Đức Giê-su và những người Pha-ri-sêu. Và bao giờ cũng vậy, đối với thói nệ luật đến mức phi nhân và nô lệ hoá con người như thế, Đức Giê-su luôn chống lại. Luật phục vụ cho con người, chứ không ngược lại. Đây cũng là chuẩn mực tối hậu của luật Giáo Hội. Là một cơ chế lớn, Giáo Hội cần một bộ giáo luật khá ‘kềnh càng’; tuy nhiên, bộ giáo luật ấy được đúc kết ở điều cuối cùng (đ. 1752) như sau: “lex suprema, salus animarum” (luật tối thượng là phần rỗi các linh hồn). Đáng tiếc là trong thực tế, thói nệ luật xem ra vẫn còn vướng vất đâu đó, ít hay nhiều, nơi các ‘chủ chăn’ lẫn ‘con chiên’.
 Hãy nhìn ngắm thái độ của Đức Giê-su đối với luật. Ngài không ‘nổi loạn’ dẹp bỏ hết luật lệ; song Ngài cũng không đặt luật trên con người. Ngài trả luật về đúng vai trò và ý nghĩa của nó.
  Nhân câu chuyện về ngày sa-bát, thử xét việc giữ luật ngày Chúa Nhật của chúng ta ngày nay: 1) Có phải việc bỏ Thánh Lễ Chúa Nhật trong mọi trường hợp đều là tội trọng không? 2) Một người thường xuyên ‘đi lễ’ Chúa Nhật, nhưng cũng thường ngồi ngoài sân tán gẫu, hút thuốc, nói chuyện trên điện thoại di động, v.v... thì có hoàn thành bổn phận giữ ngày Chúa Nhật không?
 Hôm nay bạn cố gắng làm mọi việc bổn phận với cả tấm lòng.
 CẦU NGUYỆN:
 Lạy Chúa, xin giúp con biết làm các việc bổn phận chu dáo, đặt cả tấm lòng mình vào đó. TL.net






Posted By Phượng Nguyễn12:43

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

PHÚC ÂM: Mc 2, 18-22 "Tân lang còn ở với họ".

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đồ Ngài lại không ăn chay?" Chúa Giêsu nói với họ: "Các khách dự tiệc cưới có thể ăn chay khi tân lang còn ở với họ không? Bao lâu tân lang còn ở với họ, thì họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy,  rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới".  Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
 “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ?” (Mc 2,19b)
 Việc các môn đệ của Gio-an Tẩy giả và của phái Pha-ri-sêu ăn chay, trong khi môn đệ của Thầy Giê-su lại không khiến có người thấy “chướng mắt”. Phải chăng những người này đã khéo “lựa lời” hỏi tại sao trò không giữ luật Mô-sê để gián tiếp “sửa lưng” Thầy đã dung túng cho trò vi phạm? Đã thế, người hỏi còn ngầm so sánh cho rằng môn đệ của Gio-an Tẩy giả cũng như của người Pha-ri-sêu mới đích thực trung thành với luật cha ông! Một câu hỏi với nhiều hàm ý! Chúa Giê-su minh hoạ câu trả lời của Ngài bằng nhiều ví dụ: vải mới mà vá vào áo cũ, rượu mới mà đổ vào bầu da cũ là không phù hợp. Cũng thế, xét bề ngoài, ăn chay là giống nhau, nhưng ăn chay vì ai, vì cái gì thì rất khác biệt. Môn đệ của Thầy Giê-su ăn chay hay không là vì “chàng rể”, là vì chính Ngài, là Đấng Ki-tô.
  Một việc làm có giá trị trước mặt Chúa hay không là tuỳ ở ý hướng, ở tấm lòng của chúng ta đối với Ngài. Nếu chỉ chăm chăm lo giữ chay mà không có lòng nhân ái thì chay tịnh cũng vô ích, ăn chay mà không cầu nguyện thì cũng không đủ… Nếu chỉ tính đếm đọc bao nhiêu kinh, dự bao nhiêu lễ mà không có lòng yêu mến thì cũng chỉ như “tiếng phèng la inh ỏi” mà thôi (x. 1Cr 13,1).
 Ăn chay trong khiêm tốn, trong phục vụ và trong yêu thương.
 CẦU NGUYỆN:
 Lạy Chúa Giê-su, Chúa cho con một đôi mắt để quan sát, một trí óc để phán đoán. Xin cho con phán đoán sự việc bằng một trái tim biết yêu thương để con trở thành người môn đệ luôn khát khao phục vụ người nghèo như Chúa. Amen.(TL.net)


Posted By Phượng Nguyễn02:44

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

PHÚC ÂM: Ga 1, 35-42 "Họ xem chỗ Người ở, và ở lại với Người".

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
 Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa". Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo Mình, thì nói với họ: "Các ngươi tìm gì?" Họ thưa với Người: "Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Người đáp: "Hãy đến mà xem". Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.

Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: "Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô". Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: "Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM:
Ông An-rê dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-mon và nói: “Anh là Si-mon, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô). (Ga 1,42)
  Nếu như thánh Gio-an Tẩy giả không giới thiệu Đức Giê-su với các môn đệ của ông thì khó lòng mà An-rê gặp được Chúa Giê-su và đưa em mình đến với Ngài, để rồi từ đó các ông được Chúa gọi đi theo. Chúng ta thấy vai trò của người giới thiệu rất là quan trọng vì nó có tính quyết định cho một chọn lựa, dĩ nhiên chúng ta còn có tự do của riêng mình, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò giới thiệu của một ai đó (cho nghề nghiệp, hướng đi tu...).
  Là Ki-tô hữu, bạn có trách nhiệm giới thiệu Đức Ki-tô cho anh chị em của mình bằng Lời của Ngài, bằng đời sống tốt phản ánh Tin Mừng bạn đọc và suy gẫm mỗi ngày. Bạn đóng vai trò của Thánh Gio-an Tiền hô, không giữ riêng cho mình điều mà chính Chúa muốn bạn chia sẻ, nhất là khi điều ấy đem lại một kết quả tốt đẹp cho mọi người. Đó chính là đức bác ái Ki-tô giáo.
  Có khi nào bạn “giấu” không muốn nói cho ai đó biết một điều có lợi cho người ấy chưa (một việc làm, một người cố vấn có khả năng, một cơ hội giải quyết khó khăn mà họ đang gặp phải...)?
 Trong năm Tân Phúc Âm hoá này, mỗi khi có dịp, bạn nói về Chúa, về niềm tin của mình cho những người chưa biết (vd: tặng 1 cuốn Kinh thánh, dẫn đi nhà thờ, đền Đức Mẹ...) để nhờ đó họ cũng “gặp được Đấng Mê-si-a”.
  CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa, xin cho con đừng bao giờ ngại miệng mỗi khi nói về Chúa cho mọi người và sẵn lòng chỉ cho người khác điều tốt đẹp, đừng ích kỷ chỉ biết cho riêng mình mà thôi.(TL.net)


Posted By Phượng Nguyễn09:38