Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

MUỐI MEN CHO ĐỜI- THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ

Filled under:


Theo huấn thị về âm nhạc trong phụng vụ, ngày 5/3/1967 thì "Thánh nhạc là âm nhạc được sáng tác để thờ phượng Thiên Chúa, nên phải biểu lộ sự thánh thiện và diễn tả được hình thức nghệ thuật cao. . .” Chính vì thế chương trình Muối Men Cho Đời lần II do Ban Truyền Thông tổ chức vào lúc 19g30 ngày 01 tháng 02 năm 2018, tại Nhà Chung – Tòa Giám Mục Phú Cường. với chuyên đề Thánh Ca Trong Phụng Vụ- chuyên viên buổi nói chuyện hôm nay: Linh Mục Nhạc Sĩ Phêrô Trương Huy Hoàng- Chủ nhiệm CLB Sáng tác Ca khúc Thánh ca Việt Nam; Thầy Antôn Đinh Tiến Linh- Đệm đàn Phụng Vụ.. .   cha Giuse Phạm Qúy Trọng- Giám đốc Nhà Chung, cha Tađêô Lý Nguyễn Anh Thy- đặc trách Truyền Thông GP PC, và không khí bừng lên niềm hạnh phúc dưới sự hiện diện thân thương của Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước- Giám muc giáo phận Phú Cường- Chủ Tịch Tryền Thông Xã Hội, trực thuộc HĐGMVN- Cha Phêrô Nguyễn văn Ngữ MC, trân trọng mời Đức cha Giuse lên khai mạc chương trình:
Lời Đức Cha vang thật ấm, khán phòng đông người dường như thu nhỏ  lại:
“Kính chào quý cha, quý Tu sĩ và các anh chị đang phục vụ các ca đoàn, trong và ngoài GP đang tham dự chương trình. Ban Truyền thông GP PC có những sáng kiến mở ra những chuyên đề, góp phần phục vụ Gíao hội trong đời sống đức tin của mình, như việc cầu nguyện bằng thánh ca. Tôi rất cảm ơn các anh chị đã và đang sẵn sàng cống hiến mọi khả năng Chúa ban, cho chương trình rất đặc biệt này, với sự tham dự đông đủ của các ca đoàn trong bầu không khi tốt đẹp, tích cực, tôi hân hoan giới thiệu, và bắt đầu chương trình “Thánh ca trong Phụng vụ” đêm nay, nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc HÁT, CHỌN BÀI HÁT và ĐỆM ĐÀN trong phụng vụ. 
Sau tràng pháo tay nồng nhiệt, bài hát “Khúc ca Tạ ơn- tg Phan Đình Tùng” rất ấn tượng đưa hồn mọi người say yêu và tri ân Chúa.
Đời con là nốt nhạc, bên cạnh những nốt nhạc khác, dệt nên những bài ca cuộc đời, mà chính Thiên Chúa là nhạc sĩ, dệt nên những khúc ca. Trong cuộc sống, vui buồn người ta cũng hát, ngắm mây trời cũng hát; và nhìn vào trong Phụng vụ, ta mới thấy  tầm quan trọng của âm nhạc lớn lao và cao cả, vi tâm tình trong bản nhạc giúp người ta tìm gặp, đụng chạm, trò chuyện với Thiên Chúa.
Hát Thánh ca trong Phụng vụ: Đúng và hay.
Gíao Hội có những hướng dẫn nào về Thánh Ca Trong PV?
Qua cập nhật Thông Điệp của các Đức GH. Quy chế Ban Phụng Vụ. Thánh bộ Lễ Nghi. Chúng ta nhận thấy: khoảng thời gian đất nước (1975-1994) việc hát PV rất chông chênh, thay vì Nhạc vào đời, thì chúng ta đưa đời vào nhạc.
 HĐGMVN vào tháng 4-2017, phê chuẩn: Thánh nhạc là một phần của Phụng vụ, nên khi hát trong nhà thờ, người chọn bài hát, đánh đàn, mục vụ và Phụng vụ cần có tài liệu chuẩn hướng dẫn: Và “Hướng dẫn Phụng vụ Thánh nhạc- tài liệu” đã ra đời, đưa mọi người đến những điều đúng nhất
-Có những nơi, những khi cử hành Phụng vụ, tác động phụng vụ hát không phù hợp. TD: khi cha đã lên bàn thờ, nhưng ca đoàn hát kéo dài.
-Dâng lễ (có những nhà thờ không hát dâng lễ mà hát bài khác) Sách lễ Rôma, có phần dâng bánh rượu. Thực tế trong tinh thần PV, tập quán dâng lễ người VN luôn đồng hành với PV đang cử hành diễn ra. Âm nhạc nâng đỡ, và làm sáng lên âm thanh chuyển tải ý nghĩa cao cả mà người nhạc sĩ dệt nên. Hát trong PV, hướng mọi người tới tâm tình thánh thiện, PV tôn thờ Thiên Chúa, thánh hóa con người, theo sự hướng dẫn Hội Thánh và luôn trung tín- Giáo Hội có mấy ngàn năm, có kinh nghiệm trong PV, giúp con người hòa chung tâm tình, kin múc tình yêu TC; và không nên theo cảm tính riêng. Đàn và hát dẫu hay nhưng phải đúng, giai điệu làm đúng đó trở nên đẹp hơn.
Và không khí trầm lắng, bài hát
 “Ca vang tình yêu Chúa”- CS Tuyết Sương- GH Tây Ninh làm mọi người  xúc động
Cha MC nhắc các anh chị tham dự ghi những điều thắc mắc vào tờ giấy trên bàn, sẽ có trả lời những câu hỏi
 Clip ngắn quay lại đoạn: một người chơi đờn tùy hứng, chơi điệu rất sành nhưng lại lúng túng trong việc chọn bài hát cho thánh lễ.
Vậy phải chọn thế nào cho đúng?
Phụng vụ hát trong thánh lễ- hát bằng 2 lần cầu nguyện- cho nên  những bài về Nhập lễ, Dâng lễ, Hiệp lễ, Rước lễ rất quan trọng!
Để chọn bài Ca Nhập lễ, hướng cộng đoàn về Mầu Nhiệm cử hành. Dâng lễ  còn tùy vào các mùa: Vọng, Chay, Thường niên; lễ Thánh, hay lễ ĐM; và tác động Phụng Vụ.
Trong Sách lễ Roma: ý nghĩa dâng lễ, có khi không hát nhưng đệm đàn theo bản được soạn, rất thánh thiêng- bản nhạc hướng tâm hồn lên Thiên Chúa. Nếu phần dâng lễ bi lạm dụng- xen kẻ- múa hát, đừng để quý cha đồng tế  ngồi chờ, lạm dụng và đặt không đúng chỗ.
 Và nếu không hát thì độc tấu cũng được- nhưng rất nguy hiểm nếu không có khả năng soạn. Và quan trọng nhất đó là bài có chuẩn không?
Hiệp lễ- có nghĩa mời người ta hiệp thông Thánh thể- cùng chung tấm bánh, chén rượu. Hiệp thông với Chúa.
-Khi chọn bài cho Rước lễ, nên hát theo Phúc Âm,  bài giảng vừa nghe, hướng trọn tâm tình cộng đoàn đến với Chúa
-Ca ngợi tình Chúa ân ban
-Hiệp thông bác ái
Kết Lễ đã ngoài Phụng vụ. Không hát cũng được, đệm đàn vui, để mọi người lắng nghe ra đi- hát vì nhu cầu cộng đoàn.
Có câu hỏi được nêu lên:
*Bộ lễ nào được sử dụng trong Phụng vụ: được HĐGM chuẩn nhận, phải có Imperature của ĐGM.
-Căn cứ bản văn PV. Bản văn không đúng không được chấp nhận. Hát trong PV hát đùng bản văn của PV.
* Hát trong giờ Chầu thế nào?
 Sau khi đặt ThánhThể, với tâm tình Thờ lạy Chúa, những bài hát: (Con quỳ, gối thờ, lạy Chúa). (Đây lòng Chúa ái tuất không bến bờ- Nguyễn Băng Hanh). (Đây Nhiệm Tích) đều được, cùng hướng mọi người tâm tình thờ lạy Chúa.
Kết thúc phần lý thuyết đúng và sai trong việc chọn bài hát của cha Huy Hoàng: bằng ý nghĩa bản nhạc “Tình Ngài yêu con" do chính cha sáng tác, đã sống theo thời gian mà mọi người giờ đây có dịp hưởng thức, để càm nhận thế nào một bản nhạc hay!

PHẦN II: Đệm đàn trong Phụng Vụ-  do Thầy Antôn NS Đặng Tiến Linh trình bày:
Gía trị đệm đàn trong tài liệu HDPVTN trang (82-85), và theo văn kiện Tòa Thánh
Đàn organ dùng chung với tiếng hát trong PV, để nâng đỡ tiếng hát; cùng với kỹ thuật hòa âm cho tiếng hát nổi lên, mà  không nhuốm màu trần tục.
Thánh ca PV viết trên giấy, cùng với ca đoàn, người đệm đàn thực hiện bài hát, và bản đệm đàn không thể thiếu được. Khi bản đệm đàn được viết cho nhiều nhạc cụ, ví như bài ca nhiều màu sắc. Có thể có nhiều kiểu viết hòa âm đệm đàn, lĩnh vực hòa âm , còn gọi là sáng tác lần thứ 2, bao la và mênh mông. Người nghệ sĩ, viết bản đệm đàn cần kiên nhẫn- biết chơi đàn- hòa âm. Như thế mới có kết quả, ace đệm đàn học hòa âm, sẽ mau biết. Cử âm thanh tiếng đàn, sự sắp xếp âm thanh tương phản rõ nét hơn.
Để cụ thể hóa vấn đề: một vài kiểu viết hòa âm, xứng hợp việc đệm đàn PV, không quá kinh điển, không quá cầu kỳ, qui tắc ngành nghệ thuật đòi hỏi, nó trở thành phần không thể thiếu, để đánh nỗi bài hát.
-Thông thường và biệt lập.
1- Thông thường, nhạc đề bè trên cùng- lý tưởng-  dòng ca bài hát trên cùng , giữ vững cung giọng, nếu hạn chế chuyên môn. giúp nhận ra tiếng ca, phối hợp nhịp nhàng.
Hòa âm cho hay thì không dễ, mà điều mong muốn của Giíao Hội  nhạc cụ dành cho nhà thờ giúp nâng đỡ tiếng hát, phụ theo tiếng hát.
2- Bản đệm đàn thông thường nhưng nằm giữa- như khung làm nổi bức tranh, điều chỉnh một chút trên 4 bài hát dị giọng khéo lắm mới ẵm nỗi bè chính, kho âm sắc, âm lượng tiếng hát, và tiếng đàn.
Dòng ca đứng yên, các bè còn lại chuyển hành. Đệm giữa, dòng ca đánh nỗi, còn lại khả năng chuyên môn.
3- Viết bản đệm đàn bè trầm- quan điểm nghệ thuật- nghệ sĩ biết vận dụng các quy tắc khách quan, vẫn tốt nhưng nhìn chung là không phù hợp.
-Bản đệm đàn biệt lập cho nghe người nghe hiệu ứng tráng lệ huy hoàng, nhưng đòi hỏi ca đoàn và người chơi đàn phải có trình độ nhất định. Rất xứng hợp với phụng vụ.
-Viết theo kiểu mô phỏng, giữ vững nhịp điệu bài ca, người chơi dễ luyện tập, công thức tầm thường,thì lại  không thích hợp đệm đàn PV.
-Viết theo bè chỏi, bè trầm liên tục. Nét nhạc giới thiệu trước, bổ túc cho nhạc đệm. Một tác phẩm âm nhạc tiềm ẩn giá trị tương phản, mang tính hấp dẫn, biệt lập viết theo mô phỏng. Viết bản đệm đàn theo cách này, cần phải kiến thức vững, khả năng đối âm, rèn luyện, ngón đàn thông thạo trôi chảy; đồng thời Ca đoàn và người chỉ huy cần có trình độ chuyên môn. Nếu không được chỉ dẫn, sẽ khoe tiếng đàn, lấn áp tiếng hát, không đúng tinh thần PV. Trường hợp người có khả năng thì rất xứng đáng, bởi sự lộng lẫy huy hoàng của một bản nhạc sẽ đem  nhiều cung bậc cảm xúc, đánh động và òa vỡ trong tâm thức, giục con người chổi dậy, tìm về bên Chúa sau bao nhiêu lần hứa, bao lần quên với những bước thăng trầm của  cuộc đời,.
Vì vậy, viết bản đệm đàn, cần phải học hòa âm.

Và bản HỢP XƯỚNG, 4 bè dị giọng” Chứng nhân tình yêu” đã kết thúc bài diễn giải Phần đệm đàn trong PV của Thầy Đặng Tiến Linh do CĐ Phú Lợi tốp ca.
Lúc 9g35 buổi nói chuyện chuyên đề TCTPV kết thúc nhưng lại mở ra một hướng mới đế qúy ca đoàn làm cho đúng, nhằm  PV cho danh Chúa được cả sáng hơn.
Cuối cùng, cha Phêrô Hoàng Mạnh  Huy, cảm ơn Đức cha Giuse, cha Phêrô Huy Hoàng, Thầy Antôn Tiến Linh, và nhóm bè minh họa cho ace hiểu hơn thế nào cách đệm đàn cho đúng. Cần luyện tập ngón đàn thành thạo, kiến thức chuyên môn vững, và chọn bài hát cho đúng, giúp cộng đoàn hướng tâm hồn lên Thiên Chúa toàn năng thật sốt sắng trong Thánh lễ.
Cha Mạnh Huy- Phó ban Truyền thông GP sơ lược họat động truyền thông với những bước đổi mới trên Fecabook, Video, Youtobe.  . ngoài những bài viết vốn có. Dù trong khả năng rất hạn chế, ban Truyền thông cũng có được phim trường, phòng thu âm và đặc biệt là những tình nguyện viên nổ lực hết mình trong mọi công tác. Lượt xem của các chương trình tăng lên 5000. Kênh Truyền hình Muối men cho đời phát trực tiếp theo thời khóa biểu, nhằm phục vụ cộng đoàn.
Mọi người cùng tạ ơn Chúa và ra về trong bình an; không gian về đêm, gió lay nhẹ trăng với sao với những nốt nhạc làm nên khúc ca tình yêu Thiên Chúa, một đêm thật ý nghĩa! Các anh chị ca đoàn quyết tâm cố gắng mỗi ngày một hơn, dùng khả năng Chúa ban phục vụ Nước Chúa, làm vinh danh Chúa. 
Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại với chương trình nói chuyện chuyên đề vào tháng 3- 2018.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét