Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Phúc Âm Ga 6, 1-15 "Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích".

Filled under:


PHÚC ÂM: Ga 6, 1-15
"Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: "Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút".

Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: "Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người". Chúa Giêsu nói: "Cứ bảo người ta ngồi xuống". Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: "Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi". Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.

Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: "Thật ông này là Đấng Tiên tri phải đến trong thế gian". Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm:
 Trong cuộc sống  có  những  cái  lạ, rất hay nhưng không dễ được người ta chấp nhận. Chúa Giêsu rao giảng, dân chúng kéo đến 5000 người,  như một sự  kiện  . Ngài cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi  phân phát cho họ. Bánh dư - thu được 12 thúng - là một hình ảnh  tương phản với 5 chiếc bánh và 2 con cá ban đầu.  Trong khi đó, bản  tính con người thường bảo thủ và ghanh ghét: chuyện không làm được, hoặc không làm, thấy sáng kiến người khác cũng khó chịu.
 Và qua bài đọc Cv5, 34-42  Các Tông đồ hân hoan ra về,  vì thấy mình  xứng đáng bị sỉ nhục vì danh  Chúa Giêsu KiTô.  Làm việc cho Chúa không dễ, không phải ước muốn là làm được, và có lúc ta cũng chẳng có cơ hội để làm. Thường những người nhiệt tình luôn vất vả  mà không được hưởng thành quả nào, chỉ thấy toàn thử thách, phải cố hết sức theo Chúa. Nhưng, Chúa Giêsu là người biết tất cả, Người luôn trợ lực giúp ta, Người thương cảm cho chúng ta theo sự quan phòng của Người. Và dù có nhận  hay chưa được lãnh, hãy dâng lời Tạ ơn Ngài, Lời Tạ ơn  như một phép lạ của sự vâng phục và khiêm nhu, để Chúa giúp chúng ta hoàn thành sứ mạng Người giao cho.
Cầu nguyện : 
Xin Tạ ơn Chúa vì tất cả, nỗi vui và nỗi buồn của đời sống con. Và,  từ đây con xin  thuộc về Chúa.

Posted By Phượng Nguyễn22:16

Thánh Giuse Thợ - ngày 1-5

Filled under:

Ðức Khôn Ngoan của Thánh Giuse

Ðức khôn ngoan của Thánh Giuse thể hiện rõ nét nhất nơi việc ngài thực hành đức thinh lặng. Dĩ nhiên Giuse có nói. Tuy nhiên, Phúc Âm không ghi lại một lời nào của ngài, hẳn nhiên muốn dạy ta rằng nếu ta muốn thực hành nhân đức khôn ngoan, ta phải biết thực hành đức thinh lặng.
Ta cần giữ thinh lặng khi có người muốn nói và ta thực hành đức bác ái bằng sự tự chế ấy.
Ta cần giữ thinh lặng khi đã rõ đành rành cần bắt tay hành động và thôi nói về việc cần làm. Một số người có thói quen cứ nói đi nói lại mãi như thể đó là phương thế để thực hiện thánh ý Chúa. Tuy nhiên lời nói không thể thay thế cho việc làm được.
Thánh Giuse dạy ta rằng khôn ngoan là hiểu biết đúng đắn việc gì cần làm, việc gì phải tránh.
Khôn ngoan là nhân đức của trí khôn giúp ta biết phân tích vấn đề, biết nhận chân phân biết phải trái, tốt xấu. Theo nghĩa này, khôn ngoan là nhân đức luân lý giúp ta biết suy tính, biết lựa chọn và biết chuẩn bị các phương thế thích hợp để tránh điều xấu. Khôn ngoan là có đầu óc thực tiễn, và ta thủ đắc nhân đức khôn ngoan bằng cách hành động vừa do được thấm nhuần ơn thánh sủng. Có thể nói rằng đức khôn ngoan vừa mang tính tự nhiên tận nhân lực, vừa mang tính siêu nhiên vì được Thiên Chúa tiếp sức.
Là một nhân đức, sự khôn ngoan bao gồm ba bước: suy tính kỹ, bàn hỏi với người khác; biết nhận định, phán đoán trên cơ sở những chứng cứ thu thập; và bắt tay hành động sau khi đã đi đến quyết định.

Ðức Yêu Thương của Thánh Giuse đối với Chúa Giêsu và Mẹ Maria

Các nhân đức khác của Thánh Giuse rất đáng ta ngưỡng mộ, tuy nhiên tình yêu đặc biệt mà ngài dành cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria rất đáng ta noi theo.
Thiên Chúa quan phòng đã đặt ngài sống với Chúa Giêsu và Mẹ Maria và ngài đã sống đúng lòng kỳ vọng của Thiên Chúa bằng cách tận tình yêu thương, chăm sóc Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Ðiểm đáng quan tâm ở đây không phải việc Thánh Giuse được kề cận bên Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong nhiều năm, mà là việc ngài biết thực hành đức yêu thương.
Thánh Giuse không chỉ nói với Chúa Giêsu và Mẹ Maria rằng ngài yêu cả hai vị lắm mà Ngài thể hiện tình yêu bằng hành động. Ngài sống đức yêu thương.
Ðó là bí quyết của tình yêu chân chính. Ta tôn sùng Chúa Kitô và Mẹ Người đích thực khi ta thực hiệân điều mà ta biết là Chúa Kitô và Mẹ Maria muốn ta làm. Nghĩa là ta nhận ra sự quan phòng của Thiên Chúa mọi lúc, mọi sự trong cuộc đời của ta:
* nơi những thất vọng và thất bại
* nơi những biến cố xảy ra bất ngờ
* nơi những trì hoãn, trục trặc
* nơi những dấu chỉ của thời đại
* nơi những hành vi kỳ quặc của một số người
* nơi sự im lặng nhiệm mầu của Thiên Chúa, là Ðấng thường ẩn giấu ý định của Người đối với ta, mà lại sử dụng những người khác - mấu chốt là ở đây, nghĩa là thông qua những người khác - để nói với ta điều mà Người muốn ta làm.
Thánh Giuse rất đáng để ta học hỏi và chạy đến khẩn cầu. Vậy, ta hãy thưa cùng ngài:
Lạy Thánh Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu và người bảo bọc Ðức Trinh nữ Maria, xin dạy chúng con bài học khó nhất mà chúng con cần phải học trong cuộc sống: xin dạy chúng con biết yêu thương như ngài đã yêu bằng cách thực hành đức ái, bằng cách thực thi các tình cảm mà chúng con thường biểu lộ ra trong khi cầu nguyện. Xin dạy chúng con hiểu điều Mẹ Ma-ri-a muốn nói khi Mẹ thưa: "Xin thành sự nơi con theo ý chỉ của Chúa". Và điều Chúa Giê-su muốn nói khi Người dạy: "Nếu anh em yêu mến Thày thì anh em sẽ giữ lệnh truyền của Thày".
-----
Trích "Nhóm Bạn Trẻ Công Giáo- Dấn Thân-Hành Trình"
Lm. John A. Hardon, S.J.

Posted By Phượng Nguyễn21:03

HỌP BĐH GIÁO PHẬN , NGÀY 1-5-2014

Filled under:

Thành phần tham dự: Cha Giuse Nguyễn Phát Tài  chủ sự
Đọc kinh khai mạc .ĐGM rất hài lòng  về hoạt động của các chị em HM trong thời gian qua. Đó cũng là nếp son HM. Cha Giuse mong muốn các chị mạnh dạn  vai trò từng chị, cố gắng thể hiện tính cách  của mình.
Kết quả Tĩnh Tâm lại sức sống mới cho HM,  chị em HM các GH có cái nhìn mới về BĐH Gíao phận . Có 1 vài ý kiến tiêu cực không đáng kể. TT o phải là sầu bi, và đọc kinh, mà đem người ta đến với Chúa  bằng hình ảnh, bằng diễn nguyện , những bài hát, chặng đàng Thánh Gía cho người  tham dự  một ấn tượng sâu sắc nội tâm.
-Chị Hồng ý kiến : tụi con làm diễn nguyện  o được tĩnh tâm , và không được giao lưu với các Gíao Hạt.
-Chị Ngọc:về mặt ăn uống , mình tham gia phải liên hệ với Gíao hạt đó, để đừng có những chuyện không hay xảy ra.ha Giuse lưu ý:
C

HIỀN MẪU CẮM TRẠI

1-Cổng trại là Hoa dâng Mẹ: ý kiến của các chị em trong BĐH Gíao phận .
-Thuê cổng đám cưới, mình gắn chữ lên, cầu vồng bóng hơi, tập hợp mình thấy trước đây , là cái gì  đó của chính mình.
-Nhờ Sang Lý làm dùm .
-Làm cổng bằng  cầu vồng, lo cắt chữ. Liên hệ trước chiều 27, 28 dựng lên trang trong vòng 2 ngày trước khi khai mạc Trại.
2-Giữ xe, trật tự : Gíao xứ BH đảm nhận .
3- Lều Trại, 7g30, qua Bắc Hà, Củ Chi


Posted By Phượng Nguyễn20:01

Phúc Âm Ga 3, 31-36 . Đức Chúa Cha thương mến con Ngài

Filled under:


PHÚC ÂM: Ga 3, 31-36
"Đức Chúa Cha thương mến Con Ngài, nên ban toàn quyền trong tay Con Ngài".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Khi ấy, ông Gioan nói để làm chứng về Chúa Giêsu rằng: "Đấng từ trên cao mà đến thì vượt trên hết mọi người. Kẻ bởi đất mà ra, thì thuộc về đất và nói những sự thuộc về đất. Đấng từ trời mà đến thì vượt trên hết mọi người. Điều gì Người thấy và nghe, thì Người làm chứng về điều đó. Nhưng lời chứng của Người không ai chấp nhận. Ai chấp nhận lời chứng của Người, thì quả quyết Thiên Chúa là Đấng chân thật. Đấng được Thiên Chúa sai đến thì nói lời của Thiên Chúa, vì được Chúa ban cho thần linh khôn lường. Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con. Ai tin vào Con thì có sự sống đời đời. Còn ai không tin vào Con, thì sẽ không được thấy sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên người ". Đó là lời Chúa.

 SUY NIỆM:  Nhớ lần đầu tập  chạy xe, tôi run  sợ,  té lên, té xuống, vô cùng khó khăn, nhưng  đến bây giờ tôi có thể đi xe  loại nào  cũng được, vì  đã trải qua bao năm tháng dài lớn lên trong cuộc đời này thường xuyên bị té xe, nhưng tôi vẫn chạy . Bởi vậy,  có rất ít lần tôi biết quyết tâm như ngày nào tôi cũng phải lên xe-  để cùng Chúa đi -  vượt qua chặng đường mà tôi không muốn. Và tin vào những việc Chúa định liệu cho tôi, sẽ giúp tôi kiên vững qua những lần té lên té xuống đó. Tôi  biết ít  về Chúa Cha, nhưng biết Ba ngôi nên một, như Cha ở trong con và con trong Cha. Đức Chúa Giêsu  vì yêu thương tôi, nên đã xuống thế làm người, chết đi và đã sống lại.  Tôi như một đứa trẻ con  tin vào Lời Cha của bé, Người luôn bao bọc mọi sự và yêu mến con mình.Và cảm nhận rằng Chúa yêu thương tôi vô cùng,  nhất định tôi sẽ có sự sống đời đời qua những thử thách - giúp tôi luôn chiên đấu - để giữ vững niềm tin yêu đến với Ngài- Thiên Chúa của tôi.
CẦU NGUYỆN:
Xin cho con luôn vững tin vào Ngài , để mai sau được hưởng phúc nước Trời.

Posted By Phượng Nguyễn14:21

Phúc Âm Ga 3,16-21 "Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ".

Filled under:


PHÚC ÂM: Ga 3, 16-21
"Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa và đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm: 
Ai không có kinh nghiệm về Chúa Giêsu Phục Sinh, về những điều Chúa gửi đến cho  ta trong cuộc sống, sẽ không nói cách sống động, không tác động đến người khác được vì họ chưa biết qua mà chỉ lặp lại một câu chuyện nào đó thôi. Và những ai may mắn vác Thánh Gía của Chúa, hãy chuyển tải cho người khác như Thánh Phêrô đã chia sớt cho bạn mình, để 2 thuyền đầy ắp cá; có chia sớt, lưới bạn không thủng vì chứa đầy cá. Cái vơi đi trong khoang thuyền, Chúa cho đầy lại. Nếu bạn biết cho đi, bạn không phải làm việc đó một mình. Truyền giáo cũng vậy, bởi tôi tin vào Ngài, tôi sẽ hành động theo Người, tuân theo Lời Người dạy. Đó là khuôn thước của người theo Chúa KiTô  biết tuân giữ lề luật để được sống trong ánh sáng của Chúa, đem yêu thương đền cho một thế giới đầy hận thù. Những người thành tâm thiện ý từ bỏ cái tôi của mình, để sống trong tình hiệp nhất của Chúa KiTô, biết chia sẻ và thông cảm với người khác, tự nguyện làm  một mảng trời xanh thanh lọc những cặn bã mà người khác gieo rắc-  không sợ gian nan , thử thách- là những người có Chúa, và dễ dàng đem ánh sáng của Người đến những nơi tối tăm
Cầu nguyện:
Lạy Chúa , con tin vào Ngài , xin Ngài hướng dẫn con đi trong ánh sáng của Người.

Posted By Phượng Nguyễn03:52

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Lời Chúa: Cv 5, 17-26. "Kìa, những người mà các ông tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ".

Filled under:


BÀI ĐỌC I: Cv 5, 17-26
"Kìa, những người mà các ông tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ".
Trích sách Tông đồ Công vụ.


Trong những ngày ấy, vị thượng tế và mọi người thuộc phe ông, tức là phái Sađốc, đầy lòng phẫn nộ; họ ra tay bắt các tông đồ tống ngục. Nhưng đến đêm, Thiên Thần Chúa mở cửa ngục, dẫn các ngài đi và nói: "Hãy đi vào đền thờ giảng dạy cho dân chúng biết mọi lời hằng sống này". Nghe lệnh ấy, sáng sớm các ngài vào đền thờ và giảng dạy.

Lúc bấy giờ vị thượng tế và các người thuộc phe ông đến, triệu tập công nghị và tất cả các vị kỳ lão trong dân Israel, rồi sai người vào tù dẫn các tông đồ ra. Khi thủ hạ đến nơi, mở cửa ngục, không thấy các tông đồ, họ liền trở về báo cáo rằng: "Thật chúng tôi thấy cửa ngục đóng rất kỹ lưỡng, lính canh vẫn đứng gác ngoài cửa, nhưng khi chúng tôi mở cửa ra, thì không thấy ai ở bên trong cả".
Khi nghe các lời đó, viên lãnh binh cai đền thờ và các thượng tế rất lúng túng, không biết rõ công việc đã xảy đến cho các tông đồ. Lúc đó có người đến báo tin cho họ rằng: "Kìa, những người mà các ông đã tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ". Bấy giờ viên lãnh binh cùng các thủ hạ tới dẫn các tông đồ đi mà không dùng bạo lực, vì sợ bị dân chúng ném đá. Đó là lời Chúa.

Suy Niệm: Việc rao truyền Tin mừng có hiệu quả nhất cho những ai đã sống kinh nghiệm đích thực với Chúa KiTô phục sinh. Ngoài việc rao truyền Phúc Âm, cần

phải nuôi dưỡng và làm cho người ta lớn lên trong Chúa, để được đầy quyền năng của Chúa Thánh Thần.  Làm việc cho Chúa không có lương bổng, dù Chúa vẫn lo cho ta đủ cơm ăn áo mặc, nhưng đôi khi bị vu oan, hiểu lầm, bị bách hại; nên đòi hỏi chính bản thân mình phải là chứng nhân sống động về cái chết và sự sống lại của Chúa KiTô phục sinh. Đời sống làm chứng cho Chúa là một hành trình gian nan, nếu không có ơn Chúa giúp, sẽ không vượt qua khó khăn, chấp nhận những thách đố cuộc sống. Chắc chắn bạn phải nói:"Việc gì xảy ra cho tôi , cũng có thể xảy ra cho bạn nữa!'. Làm sao chúng ta có thể lo mọi sự cho Chúa mà không thuộc về Chúa của  mọi sự. Việc truyền thông Tin Mừng có thể làm được, nhưng muốn có hiệu quả  đòi hỏi có một vốn sống, trải qua quá trình đào luyện mà kẻ tin vào Ngài sẽ được nhận lãnh.
Cầu nguyện; Xin cho các bạn truyền thông của con ý thức rằng: kiến thức bấy nhiêu đó chưa đủ, phải trao dồi mỗi ngày, để được lớn lên trong Chúa;  để mỗi lời nói của bạn, người nghe cảm nhận rằng nơi bạn ấy  có Chúa hiện diện.



Posted By Phượng Nguyễn20:16

Phúc âm Ga 3, 7-15. "Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời".

Filled under:


PHÚC ÂM:  Ga 3, 7-15
"Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người  vốn ở trên trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thật, Tôi bảo cho ông biết: Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

Nicôđêmô hỏi lại rằng: "Việc ấy xảy ra thế nào được?" Chúa Giêsu đáp: "Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không biết điều ấy sao? Thật, tôi bảo thật cho ông biết: Điều chúng tôi biết thì chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời".  Đó là lời Chúa.
Suy Niệm:

Posted By Phượng Nguyễn10:18

BÀI ĐỌC I: Cv 4, 23-31 "Khi họ cầu nguyện xong, thì được đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Chúa".

Filled under:

Lời Chúa

28/04/2014
Thứ Hai Tuần II Mùa Phục Sinh Năm A
BÀI ĐỌC I: Cv 4, 23-31
"Khi họ cầu nguyện xong, thì được đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Chúa".

Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, sau khi được phóng thích, Phêrô và Gioan trở về cùng các anh em, và thuật lại cho họ nghe tất cả những điều mà các thượng tế và kỳ lão đã nói. Vừa nghe thuật lại, họ đồng thanh cất tiếng nguyện cùng Thiên Chúa rằng: "Lạy Chúa, Chúa là Đấng tạo thành trời đất, biển cả và mọi vật trong đó. Nhờ Thánh Thần, Chúa đã dùng miệng tổ phụ chúng con là Đavít tôi tớ Chúa mà phán: 'Tại sao chư dân chấn động, và các nước lại mưu đồ chuyện luống công? Các vua thiên hạ đều nổi dậy, các thủ lãnh toa rập với nhau chống lại Chúa và Đấng Kitô của Người'. Vì quả thật, tại thành Giêrusalem này, Hêrôđê và Phongxiô Philatô đã liên kết với các dân ngoại và dân Israel, mà chống lại tôi tớ thánh của Chúa là Đức Giêsu, Đấng Chúa đã xức dầu, để thực hiện những điều mà quyền năng và ý định Chúa đã dự liệu từ trước. Và lạy Chúa, giờ đây, hãy xem họ đang đe doạ, và xin ban cho các tôi tớ Chúa được đầy lòng tin tưởng rao giảng lời Chúa, cùng xin Chúa giơ tay chữa lành các bệnh nhân, làm những dấu lạ, và những việc phi thường nhân danh Thánh Tử của Chúa là Đức Giêsu".
Khi họ cầu nguyện xong, thì nơi họ đang tập họp liền chuyển động, mọi người được tràn đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Thiên Chúa.
Suy Niệm :

 Ngày nay tôi đã đọc quyển:"Thiên Chúa là đấng Thiên Sai," Chúa đã làm những dấu lạ qua Cha Emiliano Tardif, để ứng nghiệm lời tiên tri Ysaia đã loan  báo:"Bấy giờ mắt kẻ mù sẽ mở, tai người điếc sẽ thông. Bấy giờ què quặt sẽ hót tựa hươu nai, lưỡi người câm cũng sẽ reo hò (Ys 35,5-6)
Trong ngày lễ Khánh thành nhà thờ Chánh Tòa, có phần tặng quà cho  Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ- người  đã khởi công và chăm sóc việc xây dựng nhà thờ Chánh Tòa cho tới hoàn thành.  Đáp lời cảm ơn cùa Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Ngài Nói:"Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng của Chúa. . ." Vấng Tất cả chúng ta đều là khí cụ trong tay Chúa, còn mọi việc để Ngài thực hiện.
 Cầu nguyện :Xin  Chúa cho con biết kiên nhẫn chờ đợi  ngày Chúa sử dụng con, và thời gian này xin cho con biết phục vụ trong khiêm nhườmg,  luôn biết tha thứ, yêu thương ; giữ lòng thanh sạch để con trở nên thân thiết với Người và được Người  sai đi

Posted By Phượng Nguyễn10:05

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Đại lễ Lòng Thương Xót Chúa.

Filled under:

Lạy Chúa! Con tín thác vào Chúa.Khi con muốn tâm sự với Ngài mọi điều, con cảm nhận Ngài nghe  thấy hết mọi nhu cầu của con
Con thích được nói với Ngài tất cả những suy nghĩ, lo âu khắc khoải, cũng như niềm hạnh phúc đang trào dâng , dù con tội lỗi. Con muốn dâng cho Chúa những đứa con của con, một thế hệ mai sau đặt vào lòng thương xót của Chúa, để được Ngài chăm sóc đỡ nâng, để học sự khiêm nhường dịu dàng trong lòng- và từ sự dịu hiền đó-  chúng con rắc gieo mầm sống nơi môi trường xung quanh, lộc sẽ đâm chồi. Con yêu mến Chúa và yêu mến trang nhật tác của mình, con muốn được tự do trong cầu nguyện bằng cảm xúc riêng thật lòng
Xin Chân Phước Gioan Phao Lô đệ nhị,  Chân Phước Gioan 23, cầu bàu cùng Chúa cho dân tộc VN luôn sống thanh bình, an vui. Mọi người đều có  việc làm, và chọn Chúa là ưu tiên trên  mỗi công việc của mình. .Amen


i

Posted By Phượng Nguyễn06:31

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Cuộc họp ngày 27-4-2014 Truyền Thông Phú Cường

Filled under:


 CUỘC HỌP NGÀY  27-4-2014



Vào lúc 10g, ngày 27-4-2014 nhóm Truyền Thông Phú Cường ( gồm 18 người) họp tại nhà thờ Bến Sắn, sau một tháng thực tập.
Y kiến Phương Anh-Chia sẻ Lời Chúa thông tin cho mọi người .
T Hải: lên  fai nhiều hơn Titoco.
Phượng:  Khi viết có phải là cầu nguyện chưa.
Ly: Tin nóng  trở thành tin nguội.
Tuyền: Cầu nguyện cá nhân  o đưa lên nhật tác.Không góp ý trong câu nguyện. Nếu coppy của ai , thì phải ghi nguồn gốc xuất xứ.
Lưu ý đề mục, đặt tên fai ngắn.
Cha Thi , giúp cho mình cố gắng hơn,nếu o nuôi dưỡng bằng Lời Chúa. ĐỘNG LỰC ĐỂ LAM VIỆC .













 


Posted By Phượng Nguyễn21:38

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Phúc âm Mc 16, 9-15 "Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng".

Filled under:


PHÚC ÂM:  Mc 16, 9-15
"Các con hãy đi khắp  thế gian rao giảng Tin Mừng".


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.


"Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn loài".
Suy Niệm : 
Bài phúc âm hôm nay, Chúa trách các môn đệ cứng lòng tin, con thấy mình cũng thế. Bao nhiêu lần Chúa đến trong cuộc  đời con, nhưng con cứ hoài nghi, vì sự toan tính  làm con thất vọng; con người làm con chán chường - nhưng con vững tin vào Chúa, thích  đi rao giảng  và làm chứng cho Chúa. Con rất sẵn sàng , xin Chúa sai con đi. Dù hoàn cảnh nào con cũng vâng theo ý Chúa.
Cầu nguyện:
 xin cho những người đang gặp thất vọng,  biết chạy đến Chúa để được Ngài nâng đỡ.  Ngài biến mọi chuyện không trở thành có, để họ luôn vững tin có Ngài bên cạnh, mọi nơi và mọi lúc . Chỉ cần người chị em con biết một điều: yêu mến tha nhân và giữ tâm hồn thanh sạch để được Ngài biến đổi.

Posted By Phượng Nguyễn15:36

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

BÀI CẢM NHẬN NGÀY 25-4-2014 KHÁNH THÀNH VÀ CUNG HIẾN NHÀ THỜ CHÁNH TÒA GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Filled under:




Tiền thân nhà thờ Chánh tòa Phú Cường là nhà thờ họ đạo Thủ Dầu Một –qua 3 lần xây cất - tính đến nay được  150 năm,  nằm  trên đồi đất cao cạnh vòng xoay Ngã Sáu. Nhà thờ thứ 3 được kiến thiết hoàn toàn bằng gạch, vôi và cát. Những bức tường dày 50cm,có 2 hàng cột to xây trên nền đá, đồ sộ uy nghiêm. Trần được ghép thành những vòm cong,  được khánh thành năm 1941, đến năm 1965 thành lập Gíao phận Phú Cường, đã  trở thành nhà thờ Chánh Tòa giáo phận Phú Cường, nằm giữa trung tâm hành chánh của thị xã Thủ Dầu Một .
Ngày còn bé, cắp tay bà lên nhà thờ Chánh Tòa đi kiệu Đức Mẹ, tôi  thích thú nhảy lên những bậc tam cấp, đến bậc cuối cùng trên  thềm nhà thờ, nhìn bao quát toàn cảnh, cảm thấy thật hạnh phúc khi đứng nơi đây có thể quan sát phố phường, nhìn người ta qua lại chợ Thủ đông vui; dù phố xá hoành tráng nhưng Thánh đường vẫn giữ nét trang nghiêm, cổ kính. Tiếng chuông báo bình minh lên một cách rộn rã, báo giờ lễ tưng bừng, và chuông ngậm ngùi đưa tiễn người ra đi.. . cuộc đời người Công giáo gắn liền  với tiếng chuông  sáng trưa chiều; đã  đi vào giấc ngủ với lời kinh hôm, kinh mai- cảm thấy một ngày mới bắt đầu trong an lành, hạnh phúc.
Xã hội phát triển , nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường trở nên nhỏ bé với lượng người ồ ạt trong những ngày đại lễ, tôi thầm ước mong Gíao phận mình có một ngôi Thánh đường khang trang,cho bà con giáo dân dự lễ sốt sắng. Năm 2011, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, khởi công xây dựng nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường theo kiến trúc tân Gô tích, đặc biệt những cuốn nhọn  phần trong nội thất ôm lấy mái nhà thờ tạo nên nét thanh thoát vừa cổ kính, vừa hiện đại. Thắm thoát 3 năm vất vả trôi qua, niềm  vui chung đã đến: sáng sớm  hôm nay, vào lúc 7g ngày 25-4-2014,  từ mọi nẻo đường đổ về chợ Bình Dương mọi người đã trầm trồ trước ngôi Thánh đường uy nghi, lộng lẫy  trên ngọn đồi cao 4m, và một rừng người trong những bộ trang phục đẹp nhất, với nét mặt hân hoan vui sướng tiến vào Nhà thờ Chánh Tòa Gíao phận Phú Cường .Một hồi chuông trầm hùng vang lên chào đón Đức Tổng Gíam mục LeoPoldo GiRelli -đại diện Tòa Thánh,  Đức Cha  Giuse Nguyễn Tấn Tước -Gíam mục Gíao phận Phú Cường , Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ- nguyên Gíam mục Gíao phận,  Qúy Đức Hồng Y, Qúy Đức Cha đại diện Tổng Gíao phận: Hà Nội , Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh, quý Cha Đan Viện Phụ, quý cha Tổng Đại Diện, quý Cha Bề Trên và quý cha đồng tế, cùng  bà con giáo dân -khoảng 5000 người- đến mừng ngày Cung Hiến và Khánh Thành nhà thờ Chánh Tòa Gíao phận Phú Cường.
Qúy Đức Cha đang tiến vào Nhà thờ Chánh Tòa  Phú Cường
Đoàn rước gồm 29 ĐGM, mặc phẩm phục màu vàng  và 212 quý Cha đồng tế mặc phẩm phục trắng.
Bài hát "Tiến vào Nhà Chúa" do nhạc sĩ Ngọc Linh sáng tác. do Liên Ca đoàn:gx Búng, Lái Thiêu, Chánh Tòa. Dòng Thánh Phao Lô, Tĩnh dòng Thừa Sai Đức Tin cùng hợp xướng
Qúy Cha Đồng Tế 


Qúy Đức Cha cắt băng Khánh Thành Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường 




Đức Cha Giuse làm phép nước và rảy nước Thánh trên tường, trên anh chị em .

Xin Thiên Thiên Chúa là Cha hay thương xót làm phép thanh tẩy đền thờ trong tâm hồn mỗi người, là nơi xứng đáng cho Chúa ngự vào

Bài đọc 1:Trích Sách Công Vụ Tông Đồ
Bài đọc 2:Bài trích thư thứ 1 của Thánh Phêrô Tông đồ. 
 ALLELUIA:  Tv 117, 24
Alleluia, alleluia! - Đây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Alleluia.

 PHÚC ÂM:  Ga 21, 1-14
"Chúa Giêsu đến, cầm bánh và cá trao cho họ ăn".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Khảm: Chúa Giêsu KiTô rất gần gũi, rất  thân thương với các môn đệ: Người chỉ cho các ông kéo lưới, cùng dùng bữa với các ông. Chúa Giêsu hiện ra  với các ông lần thứ 3,sau khi Người từ cõi chết sống lại. Niềm vui của buổi lễ Khánh Thành và Cung hiến nhà thờ Chánh Tòa Gíao phận Phú Cường,có sự hiện diện của Đức TGM LeoPoldo, quý ĐGM của 26 giáo phận là niềm vui chung lớn lao cho Phú Cường (nói riêng), cho GHVN, Gíao hội Toàn cầu (nói chung). Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường nằm giữa trung tâm Thành Phố Thủ Dầu Một Bình Dương uy nghi, lộng lẫy là niềm hãnh diện cho bà con Gíao dân Gíao phận Phú Cường. Sự liên kềt thân thương của Đức Gíam Mục Phêrô Trần Đình Tứ và ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước, cùng chung tay đóng góp của nhiều thành phần dân Chúa- qua 3 năm xây dựng- và giờ đây công trình đã hoàn thành . Xin chúc mừng Gíao Phận Phú Cường!
Một tràng pháo tay nổ  ra vang dội. Bà con giáo dân xúc động , một niềm vui trào dâng, lòng cảm tạ ơn Chúa đã thương ban ngôi Thánh đường này.
Gần một đời người, bà con  mới có dịp tham dự lễ Cung hiến Nhà thờ Chánh Tòa trên quê hương mình. Kinh Vinh danh được ĐGM khởi xướng, tim tôi òa vỡ một niềm xúc dộng dâng trào. Tôi cảm nhận có Thiên Chúa ngự xuống nơi đây,  trên ngôi Thánh đường yêu quý của chúng tôi. Từ muôn nẻo đường tiến vào chợ Thủ, đã thấy 2 ngọn tháp cao vút khoảng 60m màu xám nổi bật trên nền trời xanh biếc, như xác tín một niềm tin vào Đức KiTô, Chúa đang ngự nơi Tòa cao của Người.
Xương Thánh Phêrô Đoàn Công Qúi được niêm yết trên bàn thờ. Hạnh Thánh Phêrô Qúi  nêu cao chí anh hùng của người Công Gíao Việt Nam, tôi chợt cúi đầu, người xưa sao mà khí phách, giữ trọn đạo nghĩa hiếu trung. Nhìn vào gương tiền nhân mà soi lại mình, quyết tâm sống xứng đáng làm con Chúa
.Gíao dân sốt sắng tham dự Thánh Lễ, bầu  không khí  thánh thiện và trang nghiêm


Posted By Phượng Nguyễn00:16

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Phúc Âm: Ga 21,1-14 "Chúa Giêsu đến, cầm bánh và cá trao cho họ ăn".

Filled under:

PHÚC ÂM:  Ga 21, 1-14
"Chúa Giêsu đến, cầm bánh và cá trao cho họ ăn".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.


Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: Simon Phêrô, Tôma cũng gọi là Điđymô, Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu, liền nói với Phêrô: "Chính Chúa đó". Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.

Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: "Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách.

Chúa Giêsu bảo rằng: "Các con hãy lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi: "Ông là ai?" Vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.
Đó là lời Chúa.
Suy Niệm :
Việc thả lưới của các môn đệ chứng tỏ vào thời nào người ta cũng phải ăn và mặc, nhưng có người quan trọng nó, có người không. Và đôi lúc , chúng ta thả lưới  mà không bắt được con cá nào; công việc không sinh lợi mà còn thua lỗ, thất nghiệp. Nhưng chúng ta tin rằng , những mẻ lưới đang kéo sẽ đầy cá, thắm đượm ơn phần hồn hoặc phần xác. Nếu nghèo khổ,  chúng ta dễ gần Chúa hơn,  biết trông cậy vào Chúa hơn, sức ta yếu thế, cậy vào sức Chúa. Nếu giàu sang , ăn ngon mặc đẹp, chúng ta  dễ ỷ lại, quan trọng cái tôi của mình, bắt nạt kẻ yếu thế, và dễ xa Chúa.
Cầu nguyện:


 Xin cho con vững tin rằng Chúa không bao giờ  bỏ quên  môn đệ của Chúa- qua những ngày tháng lận đận lao đao- Chúa sẽ chỉ dẫn cho con đến mẻ cá to, để cùng ăn và cùng chia sẻ với Ngài mọi lúc , mọi nơi. Con xin tạ ơn Ngài.

..

Posted By Phượng Nguyễn21:50

Phúc Âm Lc 24, 35-48 "Đấng Kitô phải chịu thương khó như vậy, rồi mới được tôn vinh".

Filled under:

 PHÚC ÂM:  Lc 24, 35-48
"Đấng Kitô phải chịu thương khó như vậy, rồi mới được tôn vinh".
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: "Bình an cho các con! Này Thầy đây, đừng sợ". Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: "Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây". Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì ăn không?" Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Đoạn Người phán: "Đúng như lời Thầy đã nói với các con khi Thầy còn ở với các con, là: cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh". Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.

Người lại nói: "Có lời chép rằng: Đấng Kitô sẽ phải chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy".
Đó là lời Chúa.
Suy niệm:
Chính những lúc chúng ta bối rối, Chúa đưa tay nâng đỡ, nhưng chúng ta cứ hoài nghi,lo lắng, mong một điều tốt đẹp theo ý mình. Qua bài Tin mừng này, ước mong Chúa Kitô phục sinh mở trí khôn để chúng ta hiểu về Người như  thưở xưa đã từng làm cho  các môn đệ,  vì sức chúng ta quá hạn hẹp, không thể thấu hiểu mầu nhiệm, để  thực hành những điều Ngài  dạy, qua  người anh em  bên cạnh chúng ta
 Cầu nguyện:
 Lạy Chúa con cảm nhận con phải kiên nhẫn nghe người ta nói chứ không phải con nói; vì  một ngày không xa, con sẽ làm chứng vì Thầy. Xin cho con biết tin ngay khi con không thấy. Niềm tin đòi hỏi phải vượt qua cuộc Thương khó của đời mình mới sống và chết vì Chúa.

Posted By Phượng Nguyễn10:06

Cái chết làm rung chuyển địa cầu

Filled under:



CÁI CHẾT LÀM RUNG CHUYỂN ĐỊA CẦU
Hương Vĩnh
Một vì sao lặn

Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị băng hà lúc 9 giờ 37 phút tối – giờ thành phố Roma – nhằm thứ bảy ngày 2 tháng 4 năm 2005, đúng 46 ngày sau khi mừng lễ sinh nhật thứ 85 của Ngài.
Theo truyền thống bắt buộc, vào lúc Ngài từ trần, các cộng sự viên gọi tên Ngài ba lần: “Karol! Karol! Karol!” Khi Ngài không đáp lại, họ tuyên bố Ngài đã ly trần. Rồi cũng theo truyền thống, chiếc nhẫn giáo hoàng của Ngài được cởi ra và đập vỡ tan.
Ngài ra đi cũng như khi Ngài còn sống, mọi việc đều được diễn tiến theo sự lượng định của Ngài. Ngài đã về lại Tòa Thánh Vatican sau khi lưu ngụ ở bệnh viện Gemelli tại Roma lần thứ hai ngay trước lễ Phục Sinh và Ngài đã khước từ trở lại đó khi cảm thấy sức khỏe trở nên suy yếu một cách nhanh chóng. Ngài biết mình sắp lìa đời và đã chuẩn bị ra đi.

Ít phút sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị băng hà, Đức Tổng Giám Mục Leonardo Sandri – một giáo sĩ cao cấp của Tòa Thánh Vatican – đã bước ra ngoài và công bố việc Đức Thánh Cha từ trần cho hằng chục ngàn người tụ tập ở Công Trường Thánh Phêrô. Một giờ sau đó, các chuông Vatican ngân lên báo tin buồn cho dân thành Roma và toàn thế giới.
Vào sáng Chúa Nhật hôm sau, dân chúng tụ tập đông đảo tham dự Thánh Lễ ngoài trời, khởi đầu thời gian thọ tang chính thức. Sau đó trong ngày, thi hài của Đức Thánh Cha được đặt ở đại sảnh, nơi Ngài thường có những cuộc triều yết chung.
Bắt đầu là cuộc kính viếng dành riêng cho những giáo sĩ cao cấp – các vị hồng y và giám mục – thuộc Tòa Thánh Vatican. Kế đó là các viên chức trọng yếu của chính phủ Ý do tổng thống Carlo Ciampi và thủ tướng Silvio Berlusconi cầm đầu.
Thi hài của Ngài mang phẩm phục màu đỏ và trắng của giáo hoàng. Đầu Ngài đội vương miện màu trắng viền vàng, được đặt trên ba cái gối lấp lánh màu vàng. Cây gậy mục tử bằng bạc nằm bên cánh tay trái Ngài.
Các ống truyền hình của báo giới Ý đua nhau thu hình, khởi đầu tiến trình hầu như không ngừng nghỉ về đám táng của Đức Thánh Cha. Phát ngôn viên Tòa Thánh Vatican – tiến sĩ Joaquin Navarro-Walls – sau đó thông báo là Tòa Thánh đã phân phát ba ngàn năm trăm bản thông tin chính thức cho các nhà báo.


Mọi nẻo đường đưa đến Roma


Về sau, thi hài Đức Thánh Cha được an vị trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô từ trưa thứ hai ngày 4 tháng 4 cho tới khi an táng vào thứ sáu ngày 8. Một dòng thác người đổ về Công Trường Thánh Phêrô để được chiêm ngắm thi hài của Đức Thánh Cha, dù trong giây phút ngắn ngủi.

Nửa triệu người đã lặng lẽ đi qua linh cữu của Ngài ngày thứ ba và hôm sau một triệu người khác cũng đã đi qua. Trong số những người đến kính viếng thi hài Đức Thánh Cha, có những viên chức cao cấp của các chính phủ trên thế giới. Tổng thống George W. Bush, tổng thống phu nhân là Laura, các cựu tổng thống George H. W. Bush và Bill Clinton đã quì cầu nguyện bên thi hài Ngài ngay sau khi đến Roma vào chiều tối thứ tư.
Cùng với những ngày trôi qua, khách hành hương đã đến bằng máy bay, xe lửa, xe buýt, xe hơi và cả xe gắn máy nữa. Thời gian phải đứng xếp hàng càng ngày càng lâu hơn đối với những ai hy vọng được chiêm ngắm thi hài Đức Thánh Cha. Vào ngày thứ hai, thời gian chờ đợi thông thường là 5 giờ đồng hồ. Qua ngày thứ tư, thời gian đó kéo dài hơn 10 tiếng.
Sự chen chúc đã trở nên tồi tệ cho đền nỗi vào ngày thứ năm tờ báo hằng ngày ở Roma “Il messagero” đã chạy tít lớn là “Xin Khách Hành Hương Dừng Lại” Lời kêu gọi đó hoàn toàn vô hiệu.
Người ta tin tưởng có tới bốn triệu người đã tới Roma để tiễn biệt người Cha thương mến nằm trong Vương Cung Thánh Đường, sau khi phải đi qua các máy dò bằng kim khí và những máy rà quang tuyến tối tân


Bảo vệ Roma an toàn và khỏi ứ đọng


Với những đoàn khách hành hương đông đảo tuôn về Roma tham dự đám táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị, Hội Đồng Thành Phố Roma đã dẹp bỏ hết những bảng “STOP” để giữ cho thành phố không những an toàn mà còn xê dịch được.
Roma vốn có một dân số ba triệu bảy trăm ngàn người. Một số ước lượng từ ba tới bốn triệu người tới tham dự đám táng. Khi dân số thành phố đông gấp đôi, Roma phải cần tới mười lăm ngàn cảnh sát viên và nhân viên quân đội tuần tiễu các đường phố, chỉ dẫn dân chúng đi đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Những viên chức thành phố cung cấp cho khách hành hương những chai nước uống và chăn đắp nếu họ phải nghỉ đêm dọc đường để giữ chỗ theo hàng lối cho ngày hôm sau. Vì những phòng ốc trong các khách sạn đã được mướn hết nên thành phố Roma đã dựng lên những lều trại để cung ứng cho đoàn người đông đảo và dân thành Roma cũng cung cấp giường chõng cho khách hành hương.
Hằng trăm ngàn dân Ba-Lan đã nhảy lên xe buýt hay xe lửa và trực chỉ Roma để vinh danh một người đồng hương lừng danh và quý mến của họ.
Để bảo vệ khoảng tám mươi vị nguyên thủ quốc gia đến Roma tham dự đám tang, những chiếc trực thăng cảnh sát và những chiến đấu cơ không lực Ý tuần tiểu trên không phận Roma.
Khi cử hành Thánh Lễ an táng, một vùng trời năm dặm trên không trung Roma được đóng lại đối với mọi không lưu, ngoại trừ máy bay truyền hình, những trực thăng tuần tiễu và một máy bay thám thính AWACS của Khối Liên Phòng Đại Tây Dương tuần thám. Tàu hải quân Ý tuần hành vùng duyên hãi và canh gác dọc theo sông Tiber.
Lực lượng cảnh bị quốc gia Ý trấn đóng hầu hết mọi ngõ ngách quan trọng trong thành phố Roma. Những lính thiện xạ được trấn đóng trên các cao ốc để quan sát Công Trường Thánh Phêrô.
Ngay cả những vị thượng khách cũng phải đi qua những máy dò kim khí và những túi xách của họ cũng phải cho qua những máy rà quang tuyến X, trước khi vào chỗ ngồi bên cánh phải quan tài trong


Thánh Lễ an táng.


Các cơ sở thương mại và học đường ở Roma đều đóng cửa trong ngày lễ an táng và mọi lưu thông bằng xe cộ đều bị cấm chỉ trong khu vực bao quanh Công Trường Thánh Phêrô. Những xe hơi sang trọng đưa đón các vị chức sắc các giáo hội hay những nhân viên chính phủ chỉ dừng lại cho khách lên xuống và di chuyển ngay.

Vì Công Trường Thánh Phêrô không thể dung chứa hết dân chúng tham dự đám tang nên hai mươi bảy màn ảnh truyền hình cỡ lớn được dựng lên trong thành phố để trực tiếp truyền hình cho dân chúng theo dõi diễn tiến buổi lễ.
Thành phố Roma có thể hãnh diện vì đã cố gắng điều hướng một cách tốt đẹp những đoàn khách hành hương đông đảo như thế. Mặc dù trên mấy triệu người tràn qua biên giới trong vài ngày thôi, nhưng không xảy ra một biến cố trầm trọng nào.
Điều không may duy nhất – nhưng không quan trọng mấy – đó là sau khi Thánh Lễ an táng chấm dứt, vì sự khiếm khuyết trong vấn đề thông tin, một máy bay F-16s của Ý Đại Lợi vội vàng cưỡng bách một phi cơ nhỏ đã bay lạc vào không phận bị cấm chỉ phải hạ cánh ở một phi trường kế cận.



Dòng người đủ loại


Đối với dân chúng thành phố Roma, dòng thác người đổ vào Công Trường Thánh Phêrô đã mang nhiều sắc thái đặc biệt. Dân chúng Hoa Kỳ mặc áo quần cụt, người Phi châu mang sắc phục bản xứ, người Phi Luật Tân với áo sơ mi vẽ những bông hồng sặc sỡ, những tu sĩ mặc áo dòng tự đan dệt lấy và đi dép. Hầu hết đều trang bị điện thoại cầm tay. Trong đám đông đó, có cả những người cỡi xe gắn máy và mặc áo da nữa.
Ngạc nhiên biết bao, bên cạnh những người Âu châu tuôn đến Roma, có rất nhiều người khác đến từ những nơi rất xa xôi. Một chị trẻ tuổi đến từ Congo đã giải thích cho một phóng viên tạp chí “Le Monde” của Pháp như sau: “Đức Thánh Cha không bao giờ ngừng đến thăm dân chúng khắp nơi trên địa cầu. Khi nghe tin Ngài qua đời, dân chúng đã rời bỏ làng mạc của mình để trả lại cho Ngài những gì mà Ngài đã trao ban cho họ.”
Vào ngày tang lễ, dân chúng đã chui ra khỏi những túi ngủ ở bên các vệ đường vào lúc năm giờ sáng và bắt đầu tiến về Công Trường Thánh Phêrô. Cơ quan công quyền đã đóng lại các nẻo đường chính của thành phố Roma. Sự lưu thông bằng xe hơi bị cấm chỉ, ngoại trừ những đoàn xe hộ tống đưa đón các nhân vật cao cấp thuộc các chính phủ của nhiều quốc gia.


Vị thế của Đức Thánh Cha trên hiện trường quốc tế


Vị thế của Đức Thánh Cha trên thế giới đã được phản ảnh bởi số chức sắc các tôn giáo và thủ lãnh các quốc gia tham dự Thánh Lễ an táng. Khoảng một ngàn bốn trăm nhân viên cao cấp của các chính phủ gồm có bốn vị hoàng đế, năm bà hoàng hậu, bốn mươi bốn vị quốc trưởng, hai mươi lăm thủ tướng, các tổng trưởng, bộ trưởng và các đại sứ đại diện cho hơn 140 quốc gia bên cạnh Tòa Thánh. Họ ngồi bên phải quan tài của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị được an vị trước Vương Cung Thánh Đường.
Phía đối diện là sáu trăm vị chức sắc các tôn giáo khác bao gồm đại diện các Giáo Hội Chính Thống, Chính Thống Giáo Đông Phương, Anh Giáo, Tin Lành và những cộng đoàn truyền bá Phúc Âm của Hoa-Kỳ. Mười cộng đoàn Do-Thái Giáo và mười cộng đoàn Hồi Giáo cũng gởi đại diện, cũng như sự có mặt của các đại diện Phật Giáo, Silks và Ấn Giáo.

Ngồi sau quan tài là những giáo sĩ cao cấp của Tòa Thánh Vatican được sắp xếp theo thứ tự đẳng cấp giáo sĩ.
Đứng trên bình diện chính trị, những vị thủ lãnh các quốc gia là những người có quyền thế – kể cả quyền sinh sát – nhưng họ đều đến nghiêng mình trước một nhân vật chỉ có quyền uy tinh thần mà thôi. Đấy là những người, trong một hoàn cảnh khác, có khi chẳng muốn nhìn mặt nhau, nhưng đều trịnh trọng đến nơi đây để trao nhau những cái bắt tay xã giao và những lời thăm hỏi có tính cách lịch sự, dù chỉ trong giây lát.
Tổng thống George W. Bush với tổng thống phu nhân là Laura ngồi một bên và bên kia là các cựu tổng thống Bush cha và Bill Clinton. Họ ngồi hàng ghế thứ hai, không xa tổng thống Pháp là Jacques Chirac mà có lúc đã cúi xuống hôn tay bà bộ trưởng Condolezza Rice của Hoa Kỳ.
Dư luận cũng bàn tán, vì một sự sắp xếp vô tình hay hữu ý nào đó mà Tổng thống Mỹ phải ngồi gần Tổng thống Mohamad Khatami của Iran. Dư luận cũng chú ý đến một vị trưởng giáo Do Thái ngồi bên cạnh các trưởng giáo Đạo Hồi hay các lãnh tụ Ả Rập. Họ không nói với nhau một lời và họ cũng chẳng nói gì với Tổng thống Hamid Karzai của Á Phú Hãn
Tổng thống Horst Koehler, thủ tướng Gerhard Schroeder và ngoại trưởng Joschka Fischer đại diện cho Đức quốc. Thủ tướng Tony Blair và hoàng tử Charles đại diện cho Anh quốc. Hoàng tử Charles là người đã hoãn lại hôn lễ một ngày để tham dự đám tang. Hoàng đế Juan Carlos của Tây Ban Nha đã tham dự cùng với nữ hoàng Sophia.
Còn có tổng thống nước Brazil là Luiz Inacio da Silva, tổng thống nước Ukraine là Viktor Yushchenko, tổng thống nước Iran là Mohammad Khatami, tổng thống nước Zimbabwe là Robert Mugabe và thủ tướng Canada là Paul Martin. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là ông Kofi Annan đại diện cho cộng đồng thế giới. Ông Lech Walesa – sáng lập viên Công Đoàn Đoàn Kết và là cựu tổng thống tiên khởi của Ba Lan sau khi chế độ Cộng Sản của nước nầy sụp đổ – đã tháp tùng tổng thống đương nhiệm.
Các đệ nhất phu nhân hay hoàng hậu, đều khoác khăn choàng đen. Đẹp nhất, như một tài tử điện ảnh Mỹ, là hoàng hậu Raina của xứ Jordan. Nghiêm chỉnh nhất là hoàng hậu Paola của Bỉ và phu nhân tổng thống Pháp là Bernadette Chirac. Dịu dàng và kín đáo là ngoại trưởng Condoleezza Rice của Hoa Kỳ.


Nghi thức khâm liệm


Trước khi quan tài được khiêng ra Công Trường Thánh Phêrô, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwiz, theo nghi lễ cổ truyền, đã che mặt Đức Thánh Cha bằng một tấm lụa trắng. Đức Tổng Giám Mục Piero Marini, trưởng ban nghi lễ, để hai đồ vật trong quan tài. Đó là một túi nhỏ đựng những đồng tiền Vatican bằng vàng và bạc được đúc trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị và một ống bằng kim khí lưu giữ tiểu sử của Ngài viết bằng La ngữ.
Tài liệu nầy được đọc lên trước khi đặt vào trong quan tài. Tài liệu ghi lại “cuộc đời và những thành quả quan trọng nhất của Đức cố Giáo Hoàng”, theo đó Ngài đã qua đời ngày 02 tháng tư năm 2005, lúc 9 giờ 37 phút tối và “toàn thể Giáo Hội, đặc biệt là giới trẻ, đã đồng hành trong cuộc ra đi của Ngài bằng lời cầu nguyện”. Tài liệu còn ghi tiếp: “Đức Thánh Cha Gioan Phao-Lồ Đệ Nhị là vị Giáo Hoàng thứ 264. Ngài sống mãi trong con tim của Giáo Hội và của cộng đồng nhân loại.”
Đó là một triều đại giáo hoàng dài hơn 26 năm, “một trong những triều đại lâu dài nhất của lịch sử Giáo Hội” và được diễn biến trong một thời điểm có nhiều đổi thay lớn lao trong lịch sử.
Giữa những đề tài chính của triều đại giáo hoàng nầy được nổi bật nhất là lòng yêu thương của Ngài đối với giới trẻ, sự cổ võ cuộc đối thoại với người Do-Thái và những thành phần các tôn giáo khác, sự nhiệt thành cầu nguyện bằng tràng chuỗi Mân Côi và sự “khôn ngoan cùng can đảm” theo đó Ngài đã đề xướng những giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
Kế đó, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwicz, thư ký riêng của Đức Thánh Cha trên hơn ba mươi năm và Đức Tổng Giám Mục Piero Marini, giám đốc nghi lễ của Đức Thánh Cha, đã phủ một tấm lụa trắng trên khuôn mặt Ngài.
Đức Hồng Y Eduardo Martinez Somalo, chưởng ấn của Giáo Hội, giải thích nghi thức đó cho những người hiện diện như sau: “Chúng ta phủ mặt Ngài với sự tôn kính trong niềm cậy trông sâu xa là Ngài được chiêm ngắm dung nhan Cha trên trời, cùng với Đức Trinh Nữ Maria và toàn thể các Thánh.”

Tiếp theo đó, Đức Hồng Y đã cầu nguyện với Chúa: “Ước gì diện mạo của Ngài mà ánh sang trần gian không còn chiếu giải nữa, sẽ được chiếu sáng đến muôn đời bởi ánh sáng chân thật phát xuất từ nguồn sáng chẳng hề tắt của Chúa. Ước gì diện mạo Ngài bị che khuất khỏi chúng con, được chiêm ngắm vẻ đẹp muôn đời của Chúa.”

Sau đó, Đức Hồng Y Eduardo Martinez Somalo rảy nước thánh trên thi thể Đức Thánh Cha và tiếp theo, quan tài bằng gỗ bách được đóng kín lại. Trên quan tài của Đức Thánh Cha có khắc một cây thánh giá đơn sơ và chữ “M” – chữ tắt của Mẹ Maria

Đài truyền hình chính thức của nước Ý là RAI UNO, cho biết một nắm đất lấy từ Wadowice – thành phố Đức Thánh Cha sinh ra – đã được pha trộn với đất ở nơi nhà nguyện mà Đức Thánh Cha được chôn cất và bỏ vào trong quan tài. Tuy nhiên tiến sĩ Navarro-Valls cho biết ông không thể kiểm chứng tin nầy.


Thánh lễ an táng


Khoảng ba trăm ngàn người đã đứng sát nhau trong hàng cột bao quanh công trường Thánh Phêrô, trong khi một số khác khoảng hai trăm năm mươi ngàn người tụ tập tại các nẻo đường bao quanh Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Một nửa triệu người khác đã tập họp ở những nơi trọng yếu khác trong thành phố để theo dõi Thánh Lễ qua hai mươi bảy màn truyền hình lớn.
Ở một địa điểm, một thông dịch viên người Ba Lan cầm máy vi âm thông dịch cho khách hành hương Ba Lan. Tại một địa điểm khác, khách hành hương được diễn giải bằng tiếng Đức.
Đúng mười giờ sáu phút sáng, mười hai vệ binh Thụy Sĩ của giáo hoàng trong trang phục nghi lễ với găng tay trắng đã khiêng quan tài ra khỏi Vương Cung Thánh Đường và đặt trên một tấm thảm Á Đông trải trên nền đá ở trước bàn thờ lộ thiên.
Ánh mặt trời le lói qua các cụm mây. Một cơn gió lộng thổi qua Công Trường, cuốn những tà áo đỏ của các vị hồng y. Ở trên quan tài, Đức Tổng Giám Mục Piero Marini đặt một quyển Thánh Kinh bọc da màu đỏ mà cơn gió đã lật qua một số trang rồi tự gập lại.
Một hồi chuông chiêu mộ ngân lên khi quan tài được đặt xuống một cách trang trọng. Ca đoàn nhà nguyện Sixtine cất lên bài ca “Requiem in aeternam” (“Xin Chúa cho Ngài được nghỉ an đời đời”) để mở đầu Thánh Lễ do Đức Hồng Y Ratzinger, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn chủ tế.
Ngoài ra còn có sự tham dự của 163 trong tổng số 183 hồng y trên toàn thế giới, của 500 giám mục với sắc phục màu đỏ và 3000 linh mục.
Đức Hồng Y Ratzinger là vị sau nầy sẽ được bầu làm đưong kim giáo hoàng, với danh hiệu Bênêđictô XVI. Ngài là người xứ Bavaria và cộng sự viên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị trong gần ba thập niên. Ngài đã phục vụ trong chức vị Tổng Trưởng Thánh Bộ Bảo Vệ Tín Lý và Đức Tin.
Hai ca đoàn hát lên những thánh ca bằng tiếng La Tinh cùng với sự hòa nhạc của một cây đàn trong Vương Cung Thánh Đường. Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Ý và tiếng La Tinh cùng với việc tuyên xưng đức tin qua Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicene. Những bài Thánh kinh trong Thánh Lễ được đọc bằng tiếng Tây-Ban-Nha, tiếng Anh và tiếng La-tinh.
Lời nguyện giáo dân được đọc bằng tiếng Pháp, tiếng Swahili, Tagalog, Ba-Lan, Đức và Bồ-Đào-Nha. Những lời nguyện đó hướng đến việc cầu xin cho linh hồn Đức cố Giáo Hoàng được nghỉ an đời đời, cho Giáo Hội Công Giáo được trung thành và đổi mới, cho sự hòa bình công chính trên thế giới, cho linh hồn những vị giáo hoàng đã ra đi trước đây và cho tất cả những linh mục quá cố, cho tất cả những giáo hữu đã qua đời và cho mọi người hiện diện trong dịp lễ an táng nầy.
Trong Thánh Lễ, Công Trường Thánh Phêrô bị tràn ngập bởi rừng cờ xí tung bay trước gíó, trong đó có nhiều cờ trắng đỏ của Ba Lan. Một số lá cờ của Ba Lan in hình chim đại bàng, biểu hiệu tinh thần quốc gia và sự tự do. Những lá cờ khác thuộc những thành phố Ba Lan rất khăng khít trong con tim của Đức Thánh Cha khi sinh thời.
Dân chúng đã trưng lên những biểu ngữ với hàng chữ “Santo Subito” với ý nghĩa là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị cần được phong thánh ngay.
Đức Hồng Y Ratzinger đã thuyết giảng trong hai mươi phút bằng tiếng Ý. Đối với vị giáo sĩ nầy mà bình thường tỏ ra lạnh nhạt và khó lay chuyển, đó là một kinh nghiệm hết sức xúc động. Ngài đã thuyết giảng như sau:
“Hãy theo Thầy! Khi Chúa Giêsu Phục Sinh, Ngài đã nói những lời nầy với vị Tông Đồ Phêrô. Đó là những lời cuối cùng của Ngài cho vị môn đệ nầy là người được Ngài chọn để chăn dắt đoàn chiên.
Hãy theo Thầy! Câu nói nền tảng của Chúa Kitô có thể được xem như là mấu chốt để có thể hiểu được thông điệp mà Thiên Chúa muốn gởi đến qua cuộc đời của vị Cha Chung quá cố kính yêu của chúng ta là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Ngày hôm nay, chúng ta an táng Ngài nơi lòng đất như là hạt giống của sự bất tử – trái tim của chúng ta trào dâng rất nhiều nổi buồn đau, nhưng cũng đồng thời chan chứa thật nhiều niềm hy vọng vui sướng và lòng biết ơn, ngưỡng mộ sâu sắc.
Không ai trong chúng ta lại có thể quên được Chúa Nhật Phục Sinh cuối cùng của đời Ngài. Đức Thánh Cha – dẫu đau khổ tột bực – vẫn một lần nữa tiến ra cửa sổ của Dinh Thự Tông Đồ, và lần cuối cùng, Ngài chúc phúc cho chúng ta, – urbi et orbi (cho thành phố Roma và cho toàn thế giới).
Chúng ta có thể chắc chắn rằng vị Giáo Hoàng khả kính của chúng ta ngày hôm nay, cũng đang đứng tại cửa sổ nhà Cha, để nhìn xuống và chúc phúc cho tất cả chúng ta. Vâng, xin hãy chúc phúc cho chúng con, hỡi Đức Thánh Cha!”
Trong khi nói như thế, Đức Hồng Y chỉ tay lên cửa sổ Dinh Thự Giáo Hoàng mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị thường hay đứng. Đức Hồng Y tỏ ra rất xúc động.
Đức Hồng Y muốn nhắc lại biến cố trước đây: trong khi các màn ảnh truyền hình hướng lên cửa sổ căn phòng của Đức Thánh Cha, Ngài đã được đưa tới đó ngày 27 tháng ba vừa qua để ban phép lành long trọng nhân lễ Phục Sinh cho Giáo Hội và thế giới, nhưng Ngài không thể thốt lên lời nào được.
Bài thuyết giảng của Đức Hồng Y Ratzinger đã bị đứt khoảng mười ba lần vì những tràng pháo tay nổ vang, một điều ít khi xảy ra trong những ngôi thánh đường ở Hoa Kỳ, nhưng xảy ra rất thường ở Âu châu.
Thánh lễ càng diễn tiến, mây đen trở nên dày đặc và mặt trời thỉnh thoảng biến mất. Gió thổi lên và làm tung mái tóc bạc phơ của Đức Hồng Y.
Thánh lễ tiếp tục, cộng đoàn trao nhau những cái bắt tay chúc bình an cho những người ngồi bên cạnh: đó là phần lễ nghi do Công Đồng Vatican II đem vào phụng vụ. Đến lúc rưóc lễ, ba trăm hai mươi linh mục tỏa ra giữa dân chúng để trao ban Mình Thánh Chúa cho hằng trăm ngàn người chờ đợi rước lễ.
Trong Thánh Lễ an táng của Đức Giáo Hoàng – cũng như thánh lễ an táng của bất kỳ người Công Giáo nào, sau phần rước lễ là nghi thức “tán dương cuối cùng và vĩnh biệt”.
Tuy nhiên, không giống những thánh lễ an táng của hầu hết những người Công Giáo khác, ở đây Kinh Cầu Các Thánh được hát lên lúc gần cuối lễ và nghi thức cầu nguyện vĩnh biệt lần nầy được nối tiếp bởi những lời cầu của Giáo Hội thành phố Roma là giáo phận của Đức Thánh Cha và bởi những lời cầu nguyện của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương bởi những giám mục của họ đứng trước quan tài với lễ phục màu đỏ và vàng hoặc trắng, đen hay đỏ tươi.
Kế đó, với trầm hương và nước thánh, Đức Hồng Y Ratzinger đã làm phép quan tài và ca đoàn hát lên: “Tôi tin Chúa đã phục sinh và đang sống và một ngày kia tôi cũng sẽ sống lại với Ngài.”
Tang lễ kết thúc với cộng đoàn cùng hát: “Ước mong các thiên thần đưa đón cha vào nước thiên đàng; ước mong khi cha đến nơi, các thánh tử đạo đón tiếp cha và dẫn đưa cha đến đền thánh Giê-ru-sa-lem.”
Sau đó Đức Hồng Y Ratzinger và Hồng Y Đoàn trở lại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, trong khi những vệ binh Thụy Sĩ khiêng quan tài Đức Thánh Cha lên vai.
Khi lên đến tầng cấp cao nhất trước Vương Cung Thánh Đường, họ quay quan tài lại về phía dân chúng để mọi người được chiêm ngưỡng một lần cuối cùng bằng những tràng pháo tay kéo dài. Rồi họ từ từ quay quan tài trở lại tư thế cũ và biến dần trong Vương Cung Thánh Đường.
Giới trẻ vang lên những tiếng “Gioan Phaolô! Gioan Phaolô!” bằng tiếng Ý trong khi các chuông của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngân lên trầm buồn.



Nghi thức an táng


Đi theo quan tài Đức Thánh Cha vào bên trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô để dự buổi an táng là Đức Hồng Y Martinez Somalo, ba vị hồng y thâm niên và những phụ tá thân cận nhất.
Đại diện những cộng đoàn Kitô Giáo khác trong đoàn người đi theo quan tài Đức Thánh Cha đến mộ phần là Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo Bartholomew Constantinople, vị lãnh đạo tinh thần của Chính Thống Giáo thế giới và Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams Canterbury, thủ lãnh Anh Giáo.
Trong khi đoàn người đi theo quan tài tiến tới hầm mộ ở dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, ca đoàn hát Thánh Vịnh với điệp khúc “Ước gì Chúa đón cha vào nước Thiên Đàng.”
Ở trong nhà nguyện mà Đức Thánh Cha sẽ được chôn cất, một phó tế đã cầu xin Chúa giải thoát linh hồn Ngài “khỏi những quyền lực của sự tối tăm, xin tha thứ những tội lỗi của Ngài, chấp nhận những việc thiện mà Ngài đã làm, xin ban cho Ngài sự bình an và cho phép Ngài được gia nhập vào đoàn ngũ các Thánh”.
Tiếp theo, quan tài được đưa vào hầm mộ dưới lòng Vương Cung Thánh Đường. Một số hồng y danh dự đứng ngoài hầm mộ. Các vị lấy nón đỏ trên đầu ra để tỏ dấu hiệu cung kính lần cuối cùng.

Tiến sĩ Joaquin Navarro-Walls – phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican – cho biết một cây thánh giá đơn sơ và một tấm bảng bằng đồng trên đó có khắc tên Đức Thánh Cha được đặt lên đầu quan tài bằng gỗ bách được đóng kín và đặt trong một quan tài khác cũng bằng gỗ có viền kẽm. Sau cùng quan tài nầy cũng được đặt vào một quan tài bằng gỗ khác và được đưa vào lòng đất.
Chính ngôi mộ đó trước đây đã chôn cất thi hài Đức Thánh Cha Gioan XXIII cho tới khi Ngài được phong Chân Phước. Từ đó quan tài của Ngài được dời lên trên lòng Vương Cung Thánh Đường.
Tiến sĩ Navarro-Valls cho biết thêm là Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị được chôn cất giữa hai phụ nữ duy nhất được chôn ở trong hầm dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô là Nữ Hoàng xứ Cyprus và Nữ Hoàng Christina nước Thụy Điển ở thế kỷ thứ mười bảy.

“Hoàn toàn im lặng!” Đức Hồng Y Roger Mahoney của Tổng Giáo Phận Los Angeles đã nói với “Washington Post” như thế. “Khi an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị xong và ai nấy ra về hết rồi, chúng tôi đã trở lại phòng thánh và cởi áo lễ ra, không ai nói với nhau một lời, không một lời nào hết.”
Đây là tang lễ lớn nhất, đông nhất, của hai ngàn năm lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Lần trước, được coi đông người nhất, là tang lễ của Đức cố Giáo Hoàng Phaolồ VI vào năm 1978. Năm đó, có 100 ngàn người tham dự.

Tổng thống Bush có lý, khi nói rằng tang lễ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị là một trong những biến cố ý nghĩa nhất trong sự nghiệp tổng thống của ông. Một biến cố mà nhiều người sẽ ghi nhớ mãi mãi.
Trong khoảng khắc, Vatican trở thành thủ đô của thế giới, trái tim của nhân loại. Và những người bình thường đều thấy rằng mình vừa vĩnh biệt một vị thánh. Thế giới sau này sẽ nhớ đến tang lễ Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị, một biến cố thực sự toàn cầu, được hai tỷ người – tức một phần ba nhân loại – cùng trực tiếp theo dõi trên màn ảnh truyền hình
Dù Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ra đi, nhưng những sách của Ngài vẫn thuộc loại bán chạy nhất. Từ đầu năm đến nay, “Atria Books” đã tái bản lần thứ ba cuốn “Memory and Identity” (“Ký Ức và Căn Tính”); và “Rise, Let Us Be on Our Way” (“Đứng Dậy, Chúng Ta Cùng Đi”). Cuốn “Crossing the Threshold of Hope” (“Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”) của nhà xuất bản Knopf biến mất hoàn toàn trên thị trường sau khi tin Đức Thánh Cha qua đời được loan báo.


Di chúc của Đức Thánh Cha


Không tích lũy một chút của cải vật chất nào, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị quan tâm nhiều nhất đến những vấn đề khác trong di chúc mà Ngài đã viết trong những cuộc tĩnh tâm Mùa Chay kể từ năm 1971.
Trong những năm đầu triều đại giáo hoàng, xem ra Ngài nghĩ tới việc được chôn cất ở Ba Lan và gợi ý là hàng giáo phẩm nơi đó sẽ lo liệu. Tuy nhiên, càng về sau, Ngài để cho Hồng Y Đoàn có quyền quyết đoán tối hậu.
Ngài đã ghi chú là được chôn “dưới đất không” với một “tấm bia đơn giản”. Di chúc đó được viết tay bằng tiếng Ba Lan rồi dịch ra tiếng Ý bởi Tòa Thánh Vatican trước khi được phổ biến.
.
Sau cuộc ám sát hụt năm 1981, Đức Thánh Cha đã viết là đời sống của Ngài tùy thuộc vào Thiên Chúa: “Tôi hy vọng Ngài sẽ giúp đỡ tôi nhận biết tôi phải tiếp tục trong công tác mục vụ nầy bao lâu. Tôi cầu xin Ngài gọi tôi về khi chính Ngài muốn thế.”
Trong di chúc, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã yêu cầu vị thư ký riêng của Ngài là Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwiz đốt hết những lời ghi chép của Ngài và phân phát những vật dụng của Ngài. Hoa hồng thu được từ những quyển sách Ngài viết đã được chỉ định cho những cơ quan từ thiệnNgài đã kết thúc di chúc của Ngài bằng những dòng chữ sau đây:

“Trong khi phần cuối cuộc đời dương thế của tôi đang tới gần, với ký ức buổi ban đầu, tôi hướng về cha mẹ, người anh và người chị của tôi (mà tôi không được biết vì chị đã qua đời trước khi tôi sinh ra), với giáo xứ Wadowice mà tôi đã được nhận lãnh Bí Tích Thánh Tẩy, thành phố thân yêu của tôi, những người thân thuộc, bạn bè từ thời mẫu giáo, trung học, đại học, cho tới thời gian bị chiếm đóng, khi tôi là một công nhân.
Và rồi giáo xứ Niegowice và giáo xứ Thánh Florian ở Krakow, công tác mục vụ ở đại học, mọi môi trường…Krakow và Roma…những người mà bằng một cách đặc biệt được Chúa giao phó cho tôi. Với tất cả, tôi muôn nói lên một điều: Xin Chúa trả công cho quý bạn!”
Câu cuối cùng của di chúc, bằng tiếng Latinh: “In manus tuas, Domine, commendo spiritum meum” – với ý nghĩa như sau: “Trong tay Ngài, lạy Thiên Chúa, con xin phó thác thần trí của con.”


Ba Lan than khóc


Không nơi nào mà sự ra đi của Đức Thánh Cha đã có một tác động mãnh liệt như ở Ba Lan, quê hương của Ngài. Tổng thống Aleksander Kwasniewski ra lệnh treo cờ rũ và những Thánh Lễ đặc biệt lôi cuốn từng ngàn người ngay trước khi Đức Thánh Cha được an táng.
Một ngày trước lễ an táng, tức thứ năm ngày 7 tháng 4, gần một triệu người đã tụ họp ở Blonie Meadow ở Krakow, nơi mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị thường dâng Thánh Lễ khi Ngài trở lại thành phố mà Ngài đã làm giám mục, tổng giám mục và hồng y trong gần hai mươi năm.

Một số tám trăm ngàn người khác đứng xem lễ an táng trên những màn ảnh lớn. Dân chúng hát theo những bài thánh ca quen thuộc được phát thanh. Nhiều người tham dự thuộc thành phần giới trẻ mà Đức Thánh Cha đã ra sức đem họ trở về và nhiều người trong đám đó mang áo trắng hay băng trắng để vinh danh Ngài.
Hằng trăm ngàn người Ba Lan khác tụ tập ở Công Trường Warsaw’s Pilsudski để canh thức, trong khi cuộc sống công cộng ở thủ đô và bất cứ ở nơi nào khác trên đất nước Ba Lan đều khựng lại. Các hãng xưởng, tiệm buôn và học đường ở nơi thủ đô cổ kính Warsaw đều đóng cửa.
Ở bên ngoài thánh đường bà Thánh Anna, một biển hoa cùng những đèn cầy đã tràn ngập các đường sá. Sau Thánh Lễ an táng, pháo binh Ba Lan đã bắn hai mươi sáu phát súng đại bác, mỗi phát tượng trưng cho một năm của triều đại Ngài.
Người Công Giáo và Do Thái Giáo gặp nhau ở nguyện đường duy nhất của Do Thái tại Warsaw để khóc thương một nhân vật vĩ đại đã làm rất nhiều ngõ hầu đem hai tôn giáo xích lại gần nhau. Ở Wadowice là thành phố nhỏ mà Ngài Karol Wojtyla sinh ra năm 1920, khoảng mười lăm ngàn người tập họp ngoài thánh đường mà Ngài đã được rửa tội.
Người Ba Lan không giới hạn việc than khóc ở trong nước mà thôi. Hàng ngàn người đã sang Roma để tham dự Thánh lễ. Những chuyến xe lửa đặc biệt đã rời Warsaw tối thứ tư với hành trình hơn ba mươi tiếng đồng hồ để đến ga Ostia ở ngoại ô kinh thành muôn thuở mà họ chỉ đến được vào nửa đêm thứ năm.
Hàng chục người chen chúc nhau trong các toa xe lửa mà không còn một chỗ trống. Khi xe lửa đi qua Czestochowa, nơi có Thánh tượng Đức Mẹ Đen mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã rất tha thiết, ấp ủ trong lòng, những người trẻ đã hát kinh “Lạy Cha” và kinh “Kính Mừng”.
Một sinh viên Ba Lan đã tóm lược cảm tưởng của nhiều người, khi anh ta nói với ký giả Christophe Chatelot của tạp chí “Le Monde” là “nhóm của anh cảm thấy vừa vui vừa buồn. Có thể Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị không hiện diện trong con tim mỗi người Ba Lan”, anh nói, “nhưng tất cả chúng tôi đều buồn vì đã mất đi một nhân vật vĩ đại như Ngài.”

ĐGH Gioan 23                    ĐGH Gioan Phaolô đệ nhị
.
Ngày 27/04/2014 Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tuyên thánh 2 Vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài là Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập Cộng Đồng Vatican II. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đem Công Đồng Vatican II  vào đời sống của Giáo Hội năm châu. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô còn được coi là Thánh Giáo Hòang của giáo dân, vì ngài có hai tông huấn quan trọng về người giáo dân: Đó là Tông huấn “Người Kitô hữu giáo dân” (Christifideles Laici) và Tông Huấn “Đời sống Gia Đình” (Familiaris Consortio).

Khấn xin Đức Gíao Hoàng Gioan Phao lô 2 và Gioan  23 giúp chúng con trung thành theo Chúa đến hơi thở cuối cùng

Posted By Phượng Nguyễn00:48